Song hành cùng quá trình Đổi mới, thế hệ doanh nhân đầu tiên đã viết nên kỳ tích thoát nghèo của đất nước. Lịch sử một lần nữa gọi tên lực lượng doanh nghiệp, doanh nhân trong công cuộc kiến thiết một Việt Nam thịnh vượng vào năm 2045, với bối cảnh đại dịch Covid-19 đã làm mất đà tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam và kéo lùi thành quả phát triển kinh tế toàn cầu.
Qua 36 năm đổi mới, đội ngũ doanh nhân Việt Nam không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, có nhiều đóng góp quan trọng vào việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Trong bối cảnh nước ta tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, bên cạnh những cơ hội, đội ngũ doanh nhân còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Trong hơn 10 năm trở lại đây, Ðảng ta đã có hàng loạt Nghị quyết quan trọng về phát triển đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam như Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/12/2011 về "Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế"; Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 3/6/2017 về "Tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước"; Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 về "Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa"...
Trong một cuộc hội thảo về văn hóa doanh nghiệp thuộc Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội (Hanoi SME), tôi nhận được một câu hỏi rất hay: Bản chất của doanh nghiệp Việt Nam là gì? Trả lời câu hỏi này không dễ, song tôi có một niềm tin rằng các doanh nghiệp Việt Nam có một tố chất nổi bật, đó là tính nhân văn và trách nhiệm. Đặc biệt, trong những thời điểm gian khó, tố chất đó sẽ trỗi dậy, như một lẽ tự nhiên, mà có thể, trong điều kiện hoạt động bình thường, chúng ta không nhận ra hoặc không thừa nhận.
Trong gần ba năm vừa qua, đại dịch Covid-19 và những biến động kinh tế chính trị trên thế giới đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình kinh tế-xã hội trong nước, tác động tới sức khỏe, đời sống của nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Ít có Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nào nhận chuyển giao nhiệm vụ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về kinh tế, xã hội như Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Việt Nam đã xuất hiện những doanh nhân, doanh nghiệp thành công và phát triển đến mức đề cao phụng sự xã hội. Họ không chỉ tìm kiếm lợi nhuận làm giàu cho mình mà còn dấn thân vì cộng đồng, vì sự phát triển bền vững của đất nước, thể hiện niềm kiêu hãnh và khát vọng khẳng định giá trị, bản lĩnh Việt Nam trên thương trường quốc tế.
Mức độ tham nhũng thấp và mức độ minh bạch được nâng cao là hai yếu tố quan trọng để Việt Nam tiếp tục thu hút được các khoản đầu tư có chất lượng. Phó Chủ tịch điều hành Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Nguyễn Quang Vinh tự tin, giờ đây doanh nghiệp đã có công cụ để đưa bộ tiêu chí về liêm chính trong kinh doanh vào hoạt động của doanh nghiệp.
Qua hơn 10 năm thực hiện, Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 9/12/2011 của Bộ Chính trị khóa XI đã từng bước đi vào cuộc sống, khẳng định quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Đảng về vai trò và vị trí của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, mở đường cho các chính sách quan trọng về phát triển doanh nghiệp nói chung và xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân nói riêng.
Trong “Thư gửi các giới Công thương Việt Nam”, đăng trên báo Cứu Quốc, số 66, ngày 13/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng”. Đã 77 năm trôi qua, lời dặn của Người vẹn nguyên tính thời sự, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm tạo dựng đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân hùng mạnh, cũng chính là nhằm bảo vệ, xây đắp nền độc lập, tự chủ, tự cường của dân tộc.