Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân

Qua hơn 10 năm thực hiện, Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 9/12/2011 của Bộ Chính trị khóa XI đã từng bước đi vào cuộc sống, khẳng định quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Đảng về vai trò và vị trí của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, mở đường cho các chính sách quan trọng về phát triển doanh nghiệp nói chung và xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân nói riêng.
0:00 / 0:00
0:00
Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được (thứ hai, từ trái sang) kiểm tra tình hình phục hồi sản xuất tại Công ty TNHH Túi xách Simone Việt Nam (huyện Cần Giuộc, Long An).Ảnh: BÙI GIANG
Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được (thứ hai, từ trái sang) kiểm tra tình hình phục hồi sản xuất tại Công ty TNHH Túi xách Simone Việt Nam (huyện Cần Giuộc, Long An).Ảnh: BÙI GIANG

Công tác phát triển đảng trong doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp tư nhân là chủ trương lớn và được các cấp ủy đảng tập trung triển khai, đẩy mạnh trong suốt thời gian qua. Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, một số Tỉnh ủy, Thành ủy thành lập Ban chỉ đạo xây dựng tổ chức đảng và các đoàn thể trong các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước; thường xuyên kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thành lập, phát triển tổ chức đảng, các đoàn thể và kết nạp đảng viên là chủ doanh nghiệp, người lao động trong doanh nghiệp. Số lượng tổ chức đảng trong khối doanh nghiệp không có vốn nhà nước gia tăng đáng kể. Chất lượng hoạt động của tổ chức đảng trong các doanh nghiệp từng bước được cải thiện.

Tuy nhiên, thực tế cũng bộc lộ, công tác tuyên truyền, quán triệt, kiểm tra, giám sát thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW và một số chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với doanh nhân, doanh nghiệp ở không ít địa phương, đơn vị còn chưa đầy đủ, chưa kịp thời, thiếu cụ thể. Việc xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân cũng còn có những khó khăn, bất cập. Hệ thống pháp luật về kinh doanh vẫn còn chứa đựng nhiều điểm hạn chế, vướng mắc, chưa theo kịp với tình hình thực tiễn khiến cho năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh còn kém ổn định và thiếu bền vững.

Việc xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân cũng còn có những khó khăn, bất cập. Hệ thống pháp luật về kinh doanh vẫn còn chứa đựng nhiều điểm hạn chế, vướng mắc, chưa theo kịp với tình hình thực tiễn khiến cho năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh còn kém ổn định và thiếu bền vững.

Số lượng doanh nghiệp chưa đạt mục tiêu đề ra, việc thu hút doanh nghiệp vào một số lĩnh vực có lợi thế tiềm năng chưa được như kỳ vọng; chất lượng doanh nghiệp còn hạn chế. Chưa có nhiều doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn; có thương hiệu hàng hóa sức cạnh tranh cao trên thị trường khu vực và thế giới. Việc khơi dậy, phát huy đạo đức, văn hóa kinh doanh Việt Nam chưa được quan tâm tương xứng, văn hóa kinh doanh “chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước”.

Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Một số cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm và coi trọng công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết; Hệ thống pháp luật, chính sách thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, doanh nhân còn thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Việc khơi dậy, phát huy văn hóa kinh doanh Việt Nam chưa được quan tâm tương xứng. Một bộ phận doanh nhân thiếu bản lĩnh chính trị, thiếu năng lực chuyên môn, kỹ năng quản lý, điều hành, v.v. chưa đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập quốc tế.

Trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, công cuộc đổi mới ở nước ta đang bước vào giai đoạn mới, doanh nghiệp, doanh nhân cần phát huy hơn nữa tính chủ động, năng lực sáng tạo, linh hoạt. Không chỉ phát triển doanh nghiệp do mình làm chủ, mà cần tăng cường hợp tác, liên kết với nhau để tạo nên sức mạnh tổng hợp, nâng tầm vị thế của doanh nghiệp Việt Nam để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Cùng với đó là những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao về nâng cao năng lực, phẩm chất, chất lượng nguồn nhân lực lãnh đạo, quản lý, quản trị doanh nghiệp; về xây dựng văn hóa doanh nghiệp, xây dựng đội ngũ doanh nhân đủ tài, đủ tâm và đủ tầm đáp ứng được những thay đổi và thách thức ngày càng lớn của môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế.

Để tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết số 09-NQ/TW, cần quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc những nội dung sau: Trước hết, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Nghị quyết số 09-NQ/TW để tạo sự đồng thuận và nhận thức đúng của toàn xã hội về vai trò, vị trí của doanh nhân, doanh nghiệp. Điểm quan trọng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam.

Tiếp tục hoàn thiện các quy định về phát triển đảng viên trong doanh nghiệp tư nhân, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ doanh nghiệp được kết nạp Đảng. Cần tiếp tục triển khai các nhiệm vụ để xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân, nhất là việc tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Cần chú trọng đến việc nâng cao chất lượng doanh nghiệp, doanh nhân, nhất là về xây dựng đạo đức kinh doanh, văn hóa kinh doanh. Coi văn hóa kinh doanh, đạo đức kinh doanh là động lực nội sinh thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của cộng đồng doanh nghiệp.

Một điều quan trọng không kém là khơi dậy, khuyến khích, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần kinh doanh, khát vọng làm giàu chân chính trong xã hội của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân. Nhận thức đúng, sâu sắc về quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm của doanh nhân, sự gắn bó hữu cơ giữa mục tiêu, khát vọng làm giàu chân chính với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và doanh nhân. Tăng cường tinh thần đoàn kết, đồng sức, đồng lòng giữa các doanh nghiệp trong nước để tạo nên sức mạnh tổng hợp, nâng tầm vị thế của doanh nghiệp Việt Nam vươn ra khu vực và thế giới, tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu.

Đặc biệt, cần chú trọng đến việc nâng cao chất lượng doanh nghiệp, doanh nhân, nhất là về xây dựng đạo đức kinh doanh, văn hóa kinh doanh. Coi văn hóa kinh doanh, đạo đức kinh doanh là động lực nội sinh thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của cộng đồng doanh nghiệp. Khuyến khích, thúc đẩy các chủ thể kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp tích cực xây dựng và áp dụng các chuẩn mực đạo đức kinh doanh.

Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, chuyển giao, hướng dẫn nghiệp vụ và tri thức mới, công nghệ mới cho cộng đồng doanh nghiệp. Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình quốc gia về đào tạo doanh nhân, từng bước tiếp cận chuẩn mực quốc tế; đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo về kinh tế và quản trị kinh doanh ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

Chú trọng nội dung giáo dục đạo đức, ý thức trách nhiệm, sự trung thực, tinh thần hợp tác, ý thức dân tộc, ý thức cộng đồng trong giáo dục công dân và đào tạo doanh nhân. Khẳng định, bảo vệ, tạo điều kiện, khuyến khích, vinh danh, khen thưởng xứng đáng những doanh nghiệp, doanh nhân làm ăn chân chính, có đóng góp lớn đối với xã hội, đất nước; kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm minh những doanh nghiệp, doanh nhân làm ăn phi pháp, gây thiệt hại cho người dân, cộng đồng và đất nước.

Hiện nay, toàn Đảng đã kết nạp được 877 là chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu chuẩn vào Đảng theo Hướng dẫn 17-HD/BTCTW ngày 30/1/2013, chiếm hơn 30% tổng số đảng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân. Nếu tính tổng số đảng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân kết nạp cả trước và sau khi có Hướng dẫn 17-HD/BTCTW là 2.574 đồng chí.

Nguồn: Ban Tổ chức Trung ương