Tây Nguyên gồm năm tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Dân số toàn vùng gần 6 triệu người, gồm tất cả 54 dân tộc anh em; đồng bào dân tộc thiểu số gần 2,2 triệu người.
Đây là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế để kích hoạt trở thành nguồn lực phát triển mạnh mẽ, với tổng diện tích đất nông nghiệp hơn 5 triệu ha, vùng có tiềm năng lớn về phát triển công nghiệp năng lượng, giàu khoáng sản và là trung tâm sản xuất bôxít cả nước; khí hậu ôn hòa rất thích hợp cho phát triển nông nghiệp chất lượng cao; diện tích rừng hơn 3 triệu ha, đa dạng cảnh quan, địa hình, sông suối, thác nước cùng với nền văn hóa dân tộc đa dạng, phong phú và bản sắc là tiềm năng lớn phát triển kinh tế lâm nghiệp và du lịch sinh thái, văn hóa…
Tây Nguyên gồm năm tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Dân số toàn vùng gần 6 triệu người, gồm tất cả 54 dân tộc anh em; đồng bào dân tộc thiểu số gần 2,2 triệu người.
Mùa vàng ở Đơn Dương, huyện nông thôn mới đầu tiên tại Tây Nguyên. |
“Tiềm năng, thế mạnh của vùng Tây Nguyên rất lớn, nhưng nếu thời gian qua không có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cả nước không hướng về Tây Nguyên thì không thể phát huy được, vùng đất này không thể đổi thay vượt bậc như hôm nay”, ông Y Ngôn Knul, Bí thư Chi bộ, người có uy tín ở buôn Triă, xã Ea Tul, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk, chia sẻ.
Dẫn chúng tôi thăm nhà văn hóa cộng đồng được xây dựng trên chính diện tích đất do gia đình ông hiến tặng, già Y Ngôn Knul kể, xưa, cái nghèo, cái khó cứ đeo bám bà con buôn làng ông, bởi hầu như không có sinh kế, làm nông nghiệp thuận theo tự nhiên nên khó cứ chồng lên khó.
“Giờ thì khác nhiều rồi, không ai còn nhắc chuyện khó nữa, bà con giúp nhau làm ăn, phát triển kinh tế. Vùng quê nghèo khó thế mà xã mình đã cán đích nông thôn mới lâu rồi, đó cũng nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, người dân chung tay góp sức. Đoàn kết là sức mạnh mà”, già Y Ngôn Knul khảng khái.
“Tiềm năng, thế mạnh của vùng Tây Nguyên rất lớn, nhưng nếu thời gian qua không có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cả nước không hướng về Tây Nguyên thì không thể phát huy được, vùng đất này không thể đổi thay vượt bậc như hôm nay”.
Ông Y Ngôn Knul, Bí thư Chi bộ, người có uy tín ở xã Ea Tul, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk.
Già làng Tây Nguyên truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ. |
Nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, sau ngày đất nước thống nhất đến nay, được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước và sự đoàn kết, nỗ lực vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, Đắk Lắk đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực.
Giai đoạn 2021-2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh đạt 7,73%/năm; huy động vốn đầu tư toàn xã hội hơn 112,9 nghìn tỷ đồng, đạt hơn 63% kế hoạch 5 năm; toàn tỉnh có 75/152 xã đạt chuẩn nông thôn mới; GRDP bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 62,3 triệu đồng.
Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung nhấn mạnh, Đảng bộ tỉnh sẽ tiếp tục đổi mới, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động tối đa các nguồn lực, hoàn thành các mục tiêu đề ra. Trong đó, tập trung thực hiện tốt các chính sách dân tộc; ưu tiên các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Khu vực trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. |
Bên chân dãy Trường Sơn hùng vĩ, bao đời nay, từ trong hoang sơ, lạc hậu; từ trong máu lửa, người Tây Nguyên chống chọi với muôn vàn gian nan, thử thách, nhưng họ đã vượt lên, đã chiến thắng và xác lập trường tồn vị trí chủ nhân của vùng đất đại ngàn.
Ngày nay, đi dọc Tây Nguyên, từ chân núi Ngọc Linh đến vùng cây trái ngọt lành phía nam Lâm Đồng, bên dòng Đồng Nai quanh năm đắp bồi phù sa, cuộc sống của người dân đã đổi thay vượt bậc.
“Nhờ Đảng, Nhà nước chăm lo đầu tư, dẫn dắt đồng bào mình làm ăn, dân làng mình đã thay đổi tư duy phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới ngày càng ấm no, hạnh phúc”, Dũng sĩ diệt Mỹ, người có uy tín Điểu Thị Năm Lôi, xã anh hùng Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên, Lâm Đồng, chia sẻ.
Đồng bào Mạ ở xã anh hùng Đồng Nai Thượng cùng vui ngày hội văn hóa. |
Hàng chục năm qua, cũng giống những người già ở vùng đất huyền thoại này, già làng Y Dinh Niê ở xã Ea Nam, huyện Ea H’leo, Đắk Lắk; già làng Rơ Lan Kai ở xã Ia Khai, huyện Ia Grai, Gia Lai; già làng Y Xuyên ở xã Nâm Nung, huyện Krông Nô, Đắk Nông; già làng A Lău ở xã Kroong, TP Kon Tum… được chứng kiến sự đổi mới từng ngày của vùng đất trung kiên. Qua những lần trò chuyện, các già làng đều bảo: “Buôn làng Tây Nguyên đã thay đổi nhiều lắm, đời sống khấm khá rồi. Phải đoàn kết mới mạnh, mới phát triển tốt được”.
“Nhờ Đảng, Nhà nước chăm lo đầu tư, dẫn dắt đồng bào mình làm ăn, dân làng mình đã thay đổi tư duy phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới ngày càng ấm no, hạnh phúc”.
Người có uy tín Điểu Thị Năm Lôi, xã anh hùng Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên, Lâm Đồng.
Đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên tham gia chuỗi sản xuất hoa công nghệ cao. |
Hàng chục năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm triển khai nhiều nghị quyết, tập trung nguồn lực lớn để phát triển vùng Tây Nguyên. Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 10, Tây Nguyên đã đổi thay mạnh mẽ.
Quy mô kinh tế của vùng tăng nhanh, năm 2020 đạt khoảng 287 nghìn tỷ đồng, gấp 14 lần năm 2002 và 3,1 lần năm 2010. GRDP bình quân giai đoạn 2002-2020 gần 8%, tốc độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế đều cao nhất so với các vùng; GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 48 triệu đồng, gấp 10,6 lần năm 2002.
Hệ thống giao thông liên vùng Tây Nguyên tương đối phát triển, với 19km đường cao tốc và hơn 3,1 nghìn km đường quốc lộ kết nối với các tỉnh duyên hải miền trung, Đông Nam Bộ và các cảng biển, mở rộng cơ hội giao thương với các trung tâm lớn trong nước và các nước trong khu vực.
Toàn vùng có 3 sân bay, gồm Liên Khương, Buôn Ma Thuột và Pleiku. Gần đây, hàng loạt các dự án đường cao tốc nối liền Tây Nguyên với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, miền trung đang được khởi động.
Tuyến cao tốc Liên Khương-Prenn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. |
Để mở “đường lớn” cho Tây Nguyên hướng về tương lai, ngày 6/10/2022, Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Nghị quyết số 23 về “Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Đây là nghị quyết rất quan trọng, định hướng tầm nhìn chiến lược, tạo ra động lực và cơ hội mới cho Tây Nguyên hướng đến khu vực phát triển xanh, toàn diện, bền vững; bảo tồn và phát huy bản sắc một không gian văn hóa độc đáo và đa dạng; nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Đó chính là khát vọng Tây Nguyên, khát vọng về một vùng đất đại ngàn trong lòng Tổ quốc ngày càng mạnh giàu và thịnh vượng.