Đến hết ngày 28/3, cả nước đã hỗ trợ xóa hơn 168.000 nhà tạm, nhà dột nát. Trên bình diện toàn quốc, trong tuần qua đã tăng khoảng 11.000 căn nhà hoàn thành và xây mới.
Ngày 28/3, Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TU, ngày 31/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xóa nhà tạm trên địa bàn tỉnh.
Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo đang được gấp rút triển khai trên cả nước thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo cho người dân có chỗ ở ổn định; thể hiện tính nhân văn, tinh thần lá lành đùm lá rách. Cùng với đó, các chương trình hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm bước đầu cho thấy hiệu quả rõ rệt.
Những ngày tháng ba Tây Nguyên, Đắk Lắk đang bước vào thời kỳ cao điểm của mùa khô năm 2025, thời tiết nắng gắt vào ban ngày nhưng gió nhiều và lạnh vào ban đêm. Vượt qua những khó khăn về thời tiết, các cấp ủy đảng, chính quyền, lực lượng chức năng và các nhà thầu, đơn vị thi công đã và đang đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng mới, sửa chữa nhà ở cho gia đình chính sách, người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ chính trị quan trọng, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tinh thần “tương thân tương ái; tình dân tộc, nghĩa đồng bào; lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều” của dân tộc ta. Thực hiện chủ trương này, tỉnh Tiền Giang đã huy động mọi nguồn lực để sớm triển khai và hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát địa bàn tỉnh.
Sau khi chấn chỉnh công tác rà soát, thống kê, tỉnh Bắc Kạn đã chốt được số lượng nhà tạm cần được xóa trên toàn tỉnh là 4.716 hộ. Tỉnh đặt mục tiêu, trong năm 2025 sẽ xóa hết số nhà tạm này.
Đắk Lắk là tỉnh miền núi, có địa bàn rộng, dân số hơn hai triệu người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 35%; tỷ lệ hộ nghèo còn cao và số hộ dân sinh sống trong những ngôi nhà tạm, nhà dột nát còn nhiều. Hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước” do Thủ tướng Chính phủ phát động, tỉnh Đắk Lắk đang tập trung huy động mọi nguồn lực và chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương nỗ lực, phấn đấu hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo trong năm 2025.
Bằng quyết tâm cao, nỗ lực lớn trên tinh thần sẻ chia, yêu thương và đùm bọc những gia đình yếu thế, chính quyền thành phố Thái Bình có việc làm, hành động cụ thể, hiệu quả để xóa nhà tạm, nhà dột nát theo chủ trương chung của Trung ương và của tỉnh.
Ngày 21/2, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Quảng Bình cho biết, toàn tỉnh có 605/1.553 nhà được khởi công xây dựng thay thế nhà tạm, nhà dột nát tại các địa phương. Các địa phương, cơ quan, đơn vị đang tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là huy động các nguồn lực thực hiện có hiệu quả chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát theo kế hoạch.
Theo công bố của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, tỷ lệ nghèo đa chiều chung toàn quốc năm 2024 là 4,06%, giảm 1,65% so với năm 2023. Cả nước còn hơn 1,2 triệu hộ nghèo và hộ cận nghèo.
Công tác chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2025 cần thực chất, khách quan, công bằng và đúng theo quy trình quy định. Đồng thời, bảo đảm kết quả giảm nghèo phản ảnh được mức độ cải thiện các chiều thiếu hụt, tiêu chí dịch vụ xã hội cơ bản, chất lượng cuộc sống của người dân.
Chiều 21/1, tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023-2024; phát động xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025.
Ngày 18/1, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cùng đoàn công tác của Trung ương đã đến thăm, tặng quà Tết cho gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và công nhân, người lao động trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Ngày 14/1, Đoàn công tác của tỉnh Lào Cai do đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương.
Sáng 3/1, tỉnh Quảng Bình đồng loạt tổ chức lễ khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn toàn tỉnh. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và các ban, ngành cấp tỉnh trực tiếp tham dự và thực hiện các nghi thức khởi công nhà mới cho người dân ở tất cả địa phương trong tỉnh.
Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới đã xác định, đến năm 2030, xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu. Thực hiện nghị quyết này, tỉnh Bắc Kạn đặt ra quyết tâm chính trị cao, yêu cầu các địa phương “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, tạo nên kết quả nổi bật.
Chiều 24/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng tổ chức lễ bàn giao 120 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh. Kinh phí xây nhà do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xổ số Kiến thiết Sóc Trăng hỗ trợ.
Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền tỉnh Hà Nam đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà ở, nhất là nhà ở cho người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo. Việc chăm lo giải quyết nhà ở cho nhân dân luôn được quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm công tác an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.
Ngày 11/12, kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình khóa XVIII thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng, tạo hành lang pháp lý cho cho công tác quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, trong đó có Nghị quyết về chính sách hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
Hưởng ứng phát động của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định đã ban hành kế hoạch thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Mục tiêu đến năm 2025, tỉnh sẽ không còn dạng nhà ở này nữa. Đây là một chủ trương mang tính nhân văn sâu sắc nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đặc biệt là đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo, giúp họ ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.
Ngày 8/12, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cho biết vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh năm 2025 .
Ngày 27/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn cho biết, các ngành có liên quan đang phối hợp tham mưu Ban Chỉ đạo trong tổ chức triển khai thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình vừa phê duyệt Đề án hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát giai đoạn 2024-2025. Trước đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có Chỉ thị về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.
Nhiều lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài, nhất là các thị trường có thu nhập cao, ổn định, mong được tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi của Quỹ quốc gia về việc làm và nguồn huy động của Ngân hàng Chính sách xã hội. Vì vậy, dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã đề xuất mở rộng đối tượng vay vốn đi làm việc ở nước ngoài.
Thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc các cấp thành phố Hà Nội đã có nhiều đổi mới về phương thức vận động người dân tham gia bảo đảm an sinh xã hội. Mặt trận Tổ quốc các cấp vừa vận động các nguồn lực ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” các cấp, vừa hướng dẫn, tạo “cầu nối” để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm trực tiếp triển khai giúp đỡ cho người nghèo và các địa phương.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. Ban Chỉ đạo là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành liên quan đến triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, cả nước còn gần 154 nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo cần hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Nguồn kinh phí cần huy động là hơn 6.500 tỷ đồng. Lễ công bố và phát động ủng hộ Quỹ cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo sẽ sớm diễn ra nhằm kêu gọi sự chung tay của cộng đồng cho hoạt động ý nghĩa này.
Trong những năm qua, tỉnh Phú Thọ đã có nhiều giải pháp đưa nguồn vốn đến với bà con vùng cao, tạo điều kiện vững chắc để bà con phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo tại địa phương.