(Ảnh minh họa: TTXVN)

Giải pháp phát triển văn hóa, hành vi ứng xử trên mạng xã hội tại Việt Nam

Việt Nam hiện đang là một trong những quốc gia có dân số sử dụng mạng xã hội tích cực nhất trên thế giới với khoảng 76,95 triệu người dùng, chiếm 78,1% dân số. Có thể thấy, mạng xã hội không còn chỉ đơn thuần là phương tiện truyền đạt thông tin mà còn là công cụ hữu hiệu trong việc truyền bá các sản phẩm văn hóa, lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống, sáng tạo và phổ biến những giá trị văn hóa mới.
Trình diễn trang phục dân tộc Hà Nhì tại Tuần Đại đoàn kết - Di sản văn hóa Việt Nam. (Ảnh: KHIẾU MINH)

Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số: Thực trạng và giải pháp

Văn hóa của các dân tộc Việt Nam được coi là nguồn cội, là nguồn lực và sức mạnh mềm trong phát triển. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số luôn là một nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài được Đảng, Nhà nước đặt ra trong mọi thời kỳ.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Quốc Chung. (Ảnh: bacninh.gov.vn)

Huy động sức mạnh, nội lực của cộng đồng trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người

LTS - Từ đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước (nhất là từ Đại hội XIII của Đảng) trong chấn hưng và phát triển văn hóa Việt Nam, cùng thực tiễn, yêu cầu đặt ra, tỉnh Bắc Ninh đã xác định những quan điểm, mục tiêu, giải pháp lớn để sớm khắc phục những bất cập, hạn chế nhằm xây dựng và phát triển văn hóa Bắc Ninh, Kinh Bắc tiên tiến, đậm đà bản sắc, làm nền tảng tinh thần vững chắc, là mục tiêu, động lực, sức mạnh nội sinh góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế-xã hội. Phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh về chủ đề này.
Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ngô Sách Thực và Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh chụp ảnh lưu niệm cùng nghệ nhân tiêu biểu dự Hội nghị.

Gặp mặt nghệ nhân có nhiều đóng góp cho công tác bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc

NDO - Vừa qua, tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra Hội nghị gặp mặt các nghệ nhân và những người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh và Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy đồng chủ trì Hội nghị.
Xòe Thái tại lễ hội Văn hóa-Du lịch Mường Lò, tỉnh Yên Bái. (Ảnh minh họa: DUY LINH)

Giữ gìn bản sắc văn hóa trong lĩnh vực du lịch

Xây dựng các sản phẩm hấp dẫn, độc đáo là đòi hỏi tất yếu của ngành du lịch để thu hút du khách. Tuy nhiên gần đây, xuất hiện ngày càng nhiều những khu du lịch trong nước vay mượn, sao chép các đặc trưng văn hóa nước ngoài, thậm chí tạo dựng những bản sao không gian kiến trúc, biểu tượng văn hóa của các nước khác với quy mô lớn, nguy cơ khiến văn hóa bản địa trở nên lu mờ, thậm chí yếu thế trước văn hóa ngoại lai.
Ngôi nhà rường truyền thống theo lối kiến trúc ba gian, hai chái.

Bảo tồn bản sắc cho làng quê Việt Nam

Không thể phủ nhận làng quê Việt Nam ngày càng hiện đại hơn, giàu có hơn, nhưng xã hội cũng đang chứng kiến những biến động, thay đổi từ hình thái không gian, kiến trúc và những giá trị cốt lõi về mặt tinh thần. Làm gì để giữ hồn cốt, bản sắc cho làng quê, cho người dân quê Việt Nam, khi mà trên thực tế tiến trình phát triển kinh tế-xã hội, đô thị hóa, sự du nhập văn hóa ngoại lai đang diễn ra khá mạnh mẽ tại nông thôn nước ta hiện nay?
Hát then của người Tày ở Cao Bằng là sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng tại địa phương.

Bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số

Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đặc sắc, phong phú, với cộng đồng 54 dân tộc anh em. Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa với sự phát triển nhanh chóng của khoa học-công nghệ và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng ở nước ta hiện nay, bên cạnh ưu thế mở ra nhiều cơ hội giao lưu, hợp tác cũng đang đặt ra không ít khó khăn thách thức trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số.
Các liền chị thị trấn Lim, huyện Tiên Du (Bắc Ninh) truyền dạy quan họ cho thế hệ trẻ. (Ảnh BÁO BẮC NINH)

Sáng tạo từ tài nguyên di sản

Sáng tạo di sản là tạo ra những sản phẩm, giá trị mới hữu ích, góp phần gìn giữ, lan tỏa, phát huy giá trị di sản. Thời gian qua, không ít trường hợp khai thác giá trị di sản vào sáng tác mới gây ra những tranh cãi gay gắt. Bởi vậy để hoạt động sáng tạo di sản đi đúng hướng là yêu cầu đặt ra có tính cấp thiết, giúp giữ gìn, phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc trước yêu cầu của thời đại.
Một tiết mục biểu diễn nghệ thuật cung đình Huế tại lễ kỷ niệm.

40 năm phục hưng di sản văn hóa cố đô Huế

Qua 40 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã từng bước nỗ lực để đưa Quần thể Di tích cố đô Huế hồi sinh. Vai trò và vị thế của đơn vị ngày càng được khẳng định trên bình diện quốc gia và quốc tế; góp phần khẳng định, tôn vinh những giá trị văn hóa độc đáo của Việt Nam trên thế giới.

Nhóm VNC tái hiện lễ sắc phong Hoàng Thái hậu thời Lê sơ tại Australia.

Gìn giữ, lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc

Bài 2: Những “sứ giả thầm lặng”

Không chỉ đam mê nghiên cứu, khám phá, phục dựng các giá trị văn hóa truyền thống đang có nguy cơ mai một, ngày càng có nhiều bạn trẻ dù đang sinh sống, học tập ở nước ngoài nhưng vẫn tâm huyết, triển khai những ý tưởng, dự án, hoặc việc làm nhằm giới thiệu, quảng bá văn hóa Việt với bạn bè các nước. Có thể coi đó là những nhịp cầu góp phần đưa văn hóa Việt không ngừng đi xa, ghi dấu ấn tốt đẹp trong cộng đồng quốc tế.

Toàn cảnh Hội thảo khoa học “GS,NSND Thái Ly-Cuộc đời và sự nghiệp”.

Giáo sư, Nghệ sĩ Nhân dân Thái Ly-cây đại thụ của ngành múa Việt Nam

Ngày 25/12, tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Giáo sư, Nghệ sĩ Nhân dân Thái Ly-Cuộc đời và sự nghiệp” nhân kỷ niệm 91 năm Ngày sinh và 29 năm Ngày mất của cố Giáo sư, Nghệ sĩ Nhân dân Thái Ly (1930-1992)-người đã có nhiều đóng góp to lớn cho nền nghệ thuật múa nước nhà.

Chương trình “Tết Festival 2020” dành cho thanh niên sinh viên Việt Nam đang học tập và làm việc tại Séc. Ảnh TTXVN

Văn hóa-điểm tựa, sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc

Ðúng 75 năm sau ngày Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (24/11/1946), vừa qua Hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng đã được tổ chức ngày 24/11/2021 tại Hà Nội (Hội nghị). Ðây là sự kiện hết sức quan trọng nhằm tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của văn hóa và xác định một số vấn đề cấp thiết để tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa của dân tộc.

Trình diễn áo dài truyền thống xứ Huế tại “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm 2021. Ảnh: ĐĂNG KHOA

Xây dựng hệ giá trị văn hóa và con người Việt Nam

“Hệ giá trị” không hẳn là khái niệm độc lập, mà là cách gọi nhằm để chỉ một tập hợp của những giá trị của một cộng đồng nhất định. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng các hệ giá trị cốt lõi, năm 2014, việc xây dựng và hoàn thiện hệ giá trị văn hóa và con người Việt Nam đã được đặt ra tại Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.