Đối với người Khmer, ngôi chùa là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, văn hóa, xã hội, là nơi lưu giữ và truyền kế văn hóa dân tộc, cho nên cuộc sống của đồng bào Khmer có sự gắn bó rất mật thiết giữa chùa chiền, phum sóc.
Cứ vào mỗi dịp hè, các chùa Nam tông Khmer ở Nam Bộ nói chung và An Giang nói riêng lại rộn rã tiếng ê a tập đọc của các trẻ em người Khmer, tiếng giảng giải, hướng dẫn cách viết chữ của các vị sư sãi. Việc dạy chữ Khmer đã được các chùa thực hiện suốt mấy chục năm qua, góp phần mang đến cho con em đồng bào các phum sóc có mùa hè vui tươi và nhiều ý nghĩa.
Hòa thượng Chau Sơn Hy, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh An Giang, Trụ trì chùa Sà Lôn, ấp Sà Lôn, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang cho biết, trẻ em Khmer trong ấp phần lớn đều chỉ biết nói chứ không biết viết, biết đọc tiếng mẹ đẻ. Chính vì thế, từ hơn 20 năm nay, chùa Sà Lôn đã mở các lớp dạy viết, đọc chữ Khmer cho trẻ em trong ấp.
Các lớp học tiếng Khmer được phân chia từ lớp 1 đến lớp 3 ngoài ra còn có lớp dạy viết chữ Pali (chữ Khmer cổ), thời gian học kéo dài hai đến ba tháng, chủ yếu mở trong dịp hè. Chương trình và phương pháp giảng dạy luôn được các vị sư đứng lớp quan tâm để giúp các em tiếp thu và ghi nhớ tốt nhất. Mặc dù nhiều em còn nhỏ, khó nhớ mặt chữ nhưng mỗi khi đến giờ học, các em đều chăm chú viết từng chữ cái và cố gắng đọc theo các sư. Với những em mới đến học, các sư phải cầm tay uốn từng nét chữ, rồi dạy đánh vần từng chữ cái.
Hòa thượng Chau Sơn Hy, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh An Giang, Trụ trì chùa Sà Lôn, ấp Sà Lôn, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. |
Ngoài học chữ, các em còn được các vị sư sãi giảng giải cho nghe những điều hay lẽ phải trong cuộc sống như biết yêu thương gia đình, biết lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô và những người lớn tuổi qua những bài thơ dễ thuộc, dễ nhớ.
Nếu như ngày trước, độ tuổi tu học ở chùa của nam giới Khmer khoảng từ 60 tuổi thì nay, độ tuổi lên chùa tu học trong nam giới người Khmer ngày càng trẻ hơn, từ 30 đến 40 tuổi thậm chí có trường hợp chỉ ngoài 20 tuổi. Nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa đã tin tưởng mang con mình gửi vào chùa để nhờ các sư dạy dỗ, quản lý. Điều đáng mừng là lớp trẻ người Khmer ngày nay rất quan tâm đến việc giữ gìn và phát huy tiếng nói, chữ viết của dân tộc.
Ông Chau Neo, Àchar (người có uy tín) của ấp Sà Lôn
Ngoài giờ học, các em được chơi những trò chơi dân gian thú vị. Kết thúc khoá học, những em nào thi đạt kết quả tốt còn được nhà chùa thưởng những phần quà giá trị như: xe đạp, cặp sách, đồ dùng học tập hoặc được các sư tổ chức cho đi chơi xa. Vì thế các em rất thích thú, rủ nhau đến lớp học chữ ngày càng đông.
Với đồng bào Khmer, mọi thành viên của gia đình mặc nhiên là tín đồ Phật giáo tiểu thừa và nam giới đều vào chùa tu học trong một thời gian nhất định, ít nhất là một prosa (3 tháng) hoặc suốt đời.
Ông Chau Neo, Àchar (người có uy tín) của ấp Sà Lôn, chia sẻ: “Nếu như ngày trước, độ tuổi tu học ở chùa của nam giới Khmer khoảng từ 60 tuổi thì nay, độ tuổi lên chùa tu học trong nam giới người Khmer ngày càng trẻ hơn, từ 30 đến 40 tuổi thậm chí có trường hợp chỉ ngoài 20 tuổi. Nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa đã tin tưởng mang con mình gửi vào chùa để nhờ các sư dạy dỗ, quản lý. Điều đáng mừng là lớp trẻ người Khmer ngày nay rất quan tâm đến việc giữ gìn và phát huy tiếng nói, chữ viết của dân tộc”.
Ông Chau Neo, Àchar (người có uy tín) của ấp Sà Lôn. |
Theo Hòa thượng Chau Sơn Hy, phong trào dạy chữ Khmer tại các điểm chùa ở huyện Tri Tôn nói riêng và tỉnh An Giang nói chung luôn được sự ủng hộ, khuyến khích từ chính quyền địa phương và bà con phật tử. Nhờ tinh thần học tập và ý thức của con em Phật tử trong việc tham gia học chữ Khmer đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy ngôn ngữ, chữ viết của dân tộc.
Việc duy trì các lớp học tiếng Khmer tại các nhà chùa ở tỉnh An Giang đã góp phần giúp các em nhỏ người Khmer nâng cao khả năng nói, viết, thêm yêu tiếng mẹ đẻ của mình. Từ đó, góp phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer.
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, những giá trị quý báu trong đời sống của đồng bào Khmer được phát huy mạnh mẽ. Tỉnh An Giang đã thực hiện nhiều chương trình, chính sách liên quan công tác bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào Khmer nói riêng.
Sự trăn trở của thế hệ cao niên nặng lòng với các giá trị văn hóa trong đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số giờ đây đã được giải tỏa phần nào, khi giai đoạn 2023-2026, tỉnh An Giang có kế hoạch sưu tầm, nghiên cứu, kiểm kê hằng năm nhằm lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về văn học dân gian các dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Lớp học tiếng Khmer do chùa Sà Lôn tổ chức. |
Đáng chú ý, việc sưu tầm, số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu số lĩnh vực này, góp phần lưu trữ, nghiên cứu, tổ chức xuất bản, phát huy, truyền dạy. Trong đó, phấn đấu 50% số tác giả, nghệ nhân thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể nói chung, văn học dân gian của các dân tộc thiểu số nói riêng được hưởng chính sách hỗ trợ trong hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị...
Đáng chú ý, việc sưu tầm, số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu số lĩnh vực này, góp phần lưu trữ, nghiên cứu, tổ chức xuất bản, phát huy, truyền dạy. Trong đó, phấn đấu 50% số tác giả, nghệ nhân thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể nói chung, văn học dân gian của các dân tộc thiểu số nói riêng được hưởng chính sách hỗ trợ trong hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị...
Ngoài ra, tỉnh An Giang chủ trương thành lập từ một đến hai câu lạc bộ, đội văn nghệ dân gian vùng dân tộc thiểu số để thực hành, biểu diễn và trao truyền thể loại văn học dân gian.
Hy vọng, với những cách làm hiệu quả, quyết liệt của chính quyền các cấp và các ngành chức năng tỉnh An Giang cùng sự vào cuộc tích cực, chủ động của người dân địa phương, việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer sẽ đạt thêm nhiều thành tựu, trở thành nét độc đáo, hấp dẫn cho các sản phẩm du lịch của An Giang nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.