Ngày 18/7, Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Volker Turk đã kêu gọi chính quyền lâm thời Syria nhanh chóng điều tra về tình trạng bạo lực tại thành phố Suweida, miền nam nước này, được cho là đã khiến gần 600 người thiệt mạng.
Đại sứ quán tại Israel tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam hạn chế di chuyển không cần thiết, tránh các khu vực nguy hiểm, thường xuyên cập nhật thông tin qua các kênh chính thức.
Phái bộ Hỗ trợ của Liên hợp quốc tại Libya (UNSMIL) đã lên án hành vi vi phạm lệnh ngừng bắn tại thủ đô Tripoli, sau khi các cuộc đụng độ đã nổ ra ngày 9/6 giữa các nhóm vũ trang đối địch.
Xung đột có nguy cơ bùng phát mạnh trở lại tại Libya kể từ sau vụ đụng độ đẫm máu xảy ra ở thủ đô Tripoli giữa tháng 5 vừa qua cũng như các cuộc biểu tình yêu cầu Thủ tướng Chính phủ thống nhất quốc gia Libya (GNU) Abdulhamid Dbeibah từ chức.
Ngày 10/5, Ấn Độ và Pakistan – hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân – đồng ý ngừng bắn sau bốn ngày giao tranh căng thẳng, dưới sức ép ngoại giao từ Mỹ. Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau, nhiều vụ nổ đã xảy ra tại khu vực biên giới, và Ấn Độ và Pakistan cáo buộc lẫn nhau vi phạm thỏa thuận.
Các tay súng M23 đã giao tranh ác liệt với lực lượng ủng hộ Cộng hòa Dân chủ Congo tại lãnh thổ Kalehe, phía Bắc tỉnh Nam Kivu, hiện chưa có thống kê chính thức về thương vong.
Ngày 25/4, giới chức Ấn Độ và Pakistan cho biết đã xảy ra đấu súng dữ dội ở dọc đường Ranh giới Kiểm soát (LoC) phân chia khu vực Kashmir giữa hai nước.
Ngày 22/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố Kiev sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Nga, nhưng chỉ sau khi một lệnh ngừng bắn được thiết lập. Ông nhấn mạnh các cuộc đối thoại về hòa bình sẽ chỉ diễn ra khi giao tranh dừng lại.
Đăng lên mạng xã hội X ngày 6/4 Tổng thống Nga Emmanuel Macron nói rằng trong bối cảnh Ukraine đã chấp nhận đề xuất ngừng bắn và cộng đồng châu Âu cũng đang nỗ lực để đảm bảo đạt được thỏa thuận hòa bình, thì Nga vẫn đang tiếp tục chiến sự với cường độ mới.
Hơn 2.500 trường học tại miền đông Cộng hòa dân chủ (CHDC) Congo đã bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang đang diễn ra, gây tác động nghiêm trọng đến hệ thống giáo dục và cuộc sống của hàng triệu học sinh.
Thông báo ngừng bắn của PKK - lực lượng bị Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và EU liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố - được coi là bước tiến lớn hướng tới chấm dứt cuộc xung đột 40 năm với nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ.
Đài truyền hình Nhà nước PTV của Pakistan dẫn các nguồn tin an ninh giấu tên cho biết vụ giao tranh ngày 12/2 làm hai binh sĩ và hai dân thường Pakistan bị thương.
Quân đội Cộng hòa dân chủ (CHDC) Congo và phong trào thánh chiến M23 ngày 24/1 đã giao tranh bên ngoài thủ phủ Goma của tỉnh Bắc Kivu. Trước tình hình này, các nước Anh, Mỹ và Pháp kêu gọi công dân của họ rời khỏi thành phố Goma, đồng thời cảnh báo tình hình có thể xấu đi nhanh chóng.
Khu vực Trung Đông trải qua một năm bị khói lửa bao trùm bởi bạo lực không ngừng leo thang ở Dải Gaza, Liban và Syria, trong khi tình trạng khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng. Cuộc xung đột giữa Israel với Phong trào Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza; các cuộc tiến công trả đũa lẫn nhau giữa lực lượng Israel và Phong trào Hezbollah; sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Assad ở Syria làm dấy lên lo ngại về nguy cơ bùng phát một cuộc khủng hoảng mới ở khu vực. Chấm dứt xung đột và tìm giải pháp nhằm thiết lập một nền hòa bình lâu dài và bền vững ở Trung Đông tiếp tục là thách thức lớn đối với các nỗ lực ngoại giao của cộng đồng quốc tế.
Trong gần 20 tháng, giao tranh giữa quân đội Sudan với lực lượng RSF đã khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng và hơn 11 triệu người phải di dời trong nước hoặc đến các nước láng giềng.
Quân đội Syria thừa nhận phiến quân đã chiếm được "khu vực rộng lớn" của Aleppo, trong khi hàng chục binh sỹ đã thiệt mạng và bị thương trong cuộc giao tranh quy mô lớn.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Pat Ryder cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Lloyd Austin đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Israel Yoav Gallant và thúc giục ông Gallant đảm bảo an toàn cho lực lượng Liên hợp quốc tại Liban sau sự cố xảy ra vào đầu ngày 11/10.
Cảnh sát Israel ngày 3/7 cho biết, ít nhất 2 người bị thương trong một vụ tấn công bằng dao tại một trung tâm thương mại ở Karmiel, miền bắc nước này trước đó cùng ngày.
Ngày 27/3, Israel đã đóng cửa nhiều tuyến đường gần biên giới với Liban sau khi phong trào Hezbollah ở Liban phóng hàng chục quả tên lửa vào Kiryat Shmona, một thị trấn biên giới của Israel. Thông báo của Hội đồng vùng Thượng Galilee cho biết, quân đội Israel đã cấm các phương tiện dân sự đi lại trên các con đường từ Tel Hai tới Margaliot và từ Margaliot tới Misgav Am.
Kể từ sau khi xảy ra cuộc xung đột giữa Phong trào Hồi giáo Hamas và Israel ở Dải Gaza, khu vực biên giới Liban-Israel cũng trở thành một điểm nóng đáng lo ngại. Tình trạng bạo lực tại khu vực biên giới giữa Israel và Liban đã buộc hàng chục nghìn người phải sơ tán ở cả hai phía, cũng như làm dấy lên lo ngại về khả năng xung đột leo thang, đẩy quốc gia Trung Đông vốn lâm vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng vào tình cảnh khó khăn chồng chất.
Văn phòng Điều phối các Vấn đề Nhân đạo của Liên hợp quốc cho biết, khoảng 5,3 triệu người đã phải di dời ở Sudan, trong đó khoảng 1,3 triệu người đã vượt biên sang các nước láng giềng.
Tổng Thư ký Văn phòng quản lý Khu hành chính Abyei, ông Arou Manyiel Arou cho biết, có ít nhất 32 người thiệt mạng trong vụ giao tranh cộng đồng xảy ra ngày 19/11 dọc biên giới giữa Nam Sudan và Khu hành chính Abyei đang tranh chấp.
Theo tuyên bố của quân đội, Israel đã đánh trúng 300 mục tiêu trong đêm thứ tư của chiến dịch trên bộ tại Gaza, sau khi Thủ tướng Benjamin Netanyahu bác lời kêu gọi ngừng bắn của cộng đồng quốc tế.
Người đứng đầu Tập đoàn quân sự tư nhân Wagner của Nga, ông Yevgeny Prigozhin ngày 20/5 cho biết, các lực lượng Nga đã giành được quyền kiểm soát hoàn toàn Artemovsk (hay còn gọi là Bakhmut) - thành phố ở miền đông Ukraine.
Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ngày 12/5 tuyên bố, đã thực hiện một số cuộc tấn công đánh trúng các địa điểm chỉ huy của lực lượng Thánh chiến Jihad Palestine (PIJ) ở Dải Gaza.
Ngày 12/5, các cuộc không kích và pháo kích tiếp tục diễn ra thủ đô Khartoum của Sudan sau khi quân đội nước này và Các Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) chưa thể thống nhất được về một lệnh ngừng bắn, dù hai bên đã cam kết bảo vệ dân thường và tạo điều kiện cho các hoạt động viện trợ nhân đạo.