Mặc dù đã có sự quan tâm của Đảng, cơ chế, chính sách của Nhà nước, nhưng giáo dục mầm non tại địa bàn khu công nghiệp hiện nay vẫn đặt ra nhiều thách thức trong nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Do vậy, thời gian tới cần có chính sách cụ thể hơn để phát triển giáo dục mầm non từ việc đầu tư trường lớp đến huy động sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn khu công nghiệp.
Trong hai ngày 28 và 29/9, 140 nhân viên nuôi dưỡng xuất sắc đến từ 70 trường mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội tham gia thi tài tại Hội thi "Nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp học mầm non năm học 2024-2025".
Ngày 27/9, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo "Giải pháp nâng cao hiệu quả việc bảo đảm sự tham gia của gia đình và xã hội trong quản lý hoạt động giáo dục".
Tỉnh Đồng Nai có 31 khu công nghiệp đang hoạt động, tập trung lượng lớn lao động nhập cư, kéo theo nhu cầu học tập của con em công nhân lao động liên tục tăng. Trước áp lực phải bảo đảm cơ sở vật chất trường, lớp, quy mô sĩ số học sinh trong lúc dân số cơ học tăng nhanh, ngoài tăng cường tỷ lệ điều tiết nguồn vốn ngân sách đầu tư cho giáo dục, tỉnh chú trọng đẩy mạnh kêu gọi nguồn lực xã hội hóa theo chủ trương của Đảng, Nhà nước. Qua đó, thu hút nhiều nhà đầu tư tâm huyết chung tay cùng cấp ủy, chính quyền chăm lo sự nghiệp giáo dục-đào tạo. Chung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Trương Thị Kim Huệ, Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Đồng Nai.
Việc Thủ tướng Chính phủ phân công cho Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng Đề án phát triển cơ sở giáo dục mầm non và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi là con công nhân tại địa bàn có khu công nghiệp, khu chế xuất từ 2024-2030 là một thuận lợi lớn và là cơ hội để Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia ý kiến xây dựng, thúc đẩy ban hành Đề án.
Ngày 5/7, tại thành phố Hải Phòng, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố và các ngành, địa phương thuộc thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo đề xuất chính sách nâng cao chất lượng bảo đảm an toàn cho trẻ mầm non từ 6-36 tháng tuổi là con nữ công nhân lao động tại khu công nghiệp, khu chế xuất tại thành phố Cảng.
Từ khi thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đến nay giáo dục phổ thông đã có những thay đổi mang tính “cách mạng” khi chuẩn bị hoàn thành đưa Chương trình giáo dục phổ thông vào dạy học. Tuy nhiên, cấp học khởi đầu là giáo dục mầm non gần như vẫn “giậm chân tại chỗ”.
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Giáo dục mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam. Đến nay, công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đã được thực hiện trên phạm vi cả nước và thu được kết quả bước đầu. Tuy nhiên, bậc học này vẫn còn đối diện nhiều khó khăn.
Sáng 4/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, chủ trì phiên họp của Ủy ban về "đổi mới phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".
Sáng 4/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo, chủ trì phiên họp của Ủy ban về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Giáo viên mầm non làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp bảo đảm các điều kiện được hỗ trợ tối thiểu 800.000 đồng/tháng, thời gian hưởng hỗ trợ tính theo số tháng dạy thực tế trong năm học.
Cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục thuộc địa bàn có khu công nghiệp được hưởng hỗ trợ trang bị cơ sở vật chất một lần bằng tiền, theo quy định hiện hành.
Những năm qua, công nghệ thông tin đã mang lại nhiều lợi ích cho trẻ mầm non thông qua các phương pháp giảng dạy tích hợp. Việc sử dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non không chỉ giúp cho giáo viên thiết kế ra những bài giảng điện tử sinh động mà còn tạo nên một môi trường học tập tích cực, tăng khả năng tương tác cho học sinh.
Trong 10 năm trở lại đây, khu công nghiệp được thành lập ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Nhu cầu cao về lao động khu công nghiệp ở một số tỉnh, thành phố đã dẫn tới gia tăng dân số cơ học, kéo theo nhu cầu thiết yếu về giáo dục, đặc biệt là nhu cầu gửi trẻ mầm non của công nhân.
Khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước đã dẫn tới việc tăng cao cơ học về dân số tại đô thị và kéo theo nhu cầu thiết yếu về giáo dục, nhất là nơi gửi trẻ mầm non của công nhân. Trước thực tế đó, ngành giáo dục các địa phương đã ưu tiên nguồn lực, kịp thời ban hành các chính sách giúp giáo viên mầm non yên tâm công tác cũng như chia sẻ gánh nặng đối với phụ huynh học sinh là công nhân.
Hơn 10 năm qua, chương trình giáo dục mầm non ban hành năm 2009 được triển khai trên toàn quốc đạt nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện, Bộ Giáo dục và Ðào tạo đã xây dựng, thử nghiệm để ban hành Chương trình giáo dục mầm non mới mang tính khoa học cao và phù hợp với thực tiễn phát triển.
Ngày 31/7, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo Tham vấn chính sách bảo đảm điều kiện thực hiện chương trình giáo dục mầm non đối với trẻ em là con công nhân tại khu công nghiệp.
Năm học 2023-2024 được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là năm bứt phá, thực hiện khối công việc lớn, những khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên sẽ bộc lộ nhiều hơn so với năm học trước. Vì vậy, toàn ngành cũng như các địa phương sẽ dồn lực vượt qua khó khăn, thực hiện hiệu quả các yêu cầu đặt ra.
Chiều 21/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề trình độ đại học; nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học và ngành Giáo dục mầm non trình độ cao đẳng trong xét tuyển năm 2023.
Cô giáo Ðào Thị Nhung, giáo viên Trường mầm non Ánh Sao (Cầu Giấy, Hà Nội) được biết đến như một tấm gương tiêu biểu về sự năng động, sáng tạo, tâm huyết với nghề.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Kế hoạch triển khai công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non năm 2023. Theo kế hoạch, thí sinh đăng ký, nộp lệ phí xét tuyển trên hệ thống tuyển sinh từ ngày 3 đến 6/7.
“Cố lên, tất cả vì các con!”. Đó là lời tự động viên bản thân mà cô giáo Đỗ Thị Loan vẫn luôn tâm niệm để vượt qua biết bao khó khăn, gian khổ trong hơn 1 thập kỷ “gieo chữ, trồng người” ở những địa bàn xa xôi nhất của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
Ngày 20/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ giáo viên mầm non có trình độ dưới chuẩn hiện tăng 1,8%. Nguyên nhân do sau khi kết thúc dịch bệnh, tỷ lệ huy động trẻ tăng trở lại dẫn đến thiếu trầm trọng về đội ngũ, buộc các đơn vị ngoài công lập phải tuyển giáo viên trình độ chưa đạt chuẩn.
Đại dịch Covid-19 đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó ngành giáo dục là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất, đặc biệt là đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Nhiều cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập ở các địa phương đang đứng trước nguy cơ bị giải thể.
Ngày 21/4, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người (IPD) tổ chức “Hội thảo giáo dục sáng tạo và thích ứng đối với trẻ trong thời kỳ mới”.
Ngày 25/3, Quỹ Toyota Việt Nam (TVF) đã tiến hành bàn giao điểm trường Tìa Sính thuộc Trường mầm non Lũng Chinh (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang). Công ty Toyota Việt Nam cũng tặng quà, đồ dùng học tập cho các em học sinh tại trường.