Yếu tố quan trọng làm nên một nền nông nghiệp bền vững là tìm được sự cân bằng giữa nhu cầu sản xuất lương thực, thực phẩm và việc bảo tồn hệ sinh thái môi trường, sức khỏe cộng đồng. Đồng thời cũng thúc đẩy ổn định kinh tế cho nông dân, giúp người nông dân có chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Liên minh châu Âu (EU) vừa đạt thỏa thuận mang tính bước ngoặt về cải cách thị trường các-bon, góp phần hướng tới mục tiêu giảm 55% lượng khí thải ròng vào năm 2030 so mức ghi nhận năm 1990. Với tổng lượng khí thải đứng thứ 3 thế giới, EU đang có những bước đi mạnh mẽ nhằm thúc đẩy các nỗ lực giảm phát thải toàn cầu và ứng phó biến đổi khí hậu.
Các tiêu chí về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) trong đầu tư và phát triển đang góp phần biến rủi ro thành động lực đổi mới, tạo ra giá trị lâu dài cho doanh nghiệp và xã hội. Việc thúc đẩy áp dụng ESG trong toàn bộ chuỗi giá trị sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đóng góp nhiều hơn vào tiến trình phát triển bền vững, mang lại tác động lan tỏa lớn hơn trong cộng đồng.
Ngày 11/11, phiên họp với chủ đề “Ngày khử carbon” thuộc Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27), đang diễn ra tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập, đã kêu gọi hành động khẩn cấp để giảm lượng khí phát thải, đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất thép, dầu mỏ, khí đốt và phân bón.
Trong khuôn khổ tham gia Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đang diễn ra tại Ai Cập, ngày 8/11, đoàn đại biểu Việt Nam do Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà dẫn đầu đã tham dự sự kiện do Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức với chủ đề đẩy mạnh hoạt động giảm thiểu phát thải khí nhà kính nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo ước tính của Swiss Re, thế giới có thể thiệt hại tới 7-10% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đến giữa thế kỷ này nếu hiện tượng ấm lên toàn cầu vẫn trong tiến trình như hiện tại.
Nằm trong tổng thể mục tiêu thúc đẩy ưu tiên nghị sự của Năm APEC 2022, Chính phủ Thái Lan gần đây tăng cường tổ chức các hoạt động giới thiệu, quảng bá mô hình kinh tế “Xanh-Tuần hoàn-Sinh học (BCG)” sẽ thúc đẩy nền kinh tế APEC tăng trưởng bền vững và bao trùm.
Ngày 22/6, tại Hà Nội, Báo Công thương phối hợp Tập đoàn General Electric (GE) tại Việt Nam tổ chức tọa đàm “Chiến lược và Hợp tác thúc đẩy chuyển đổi năng lượng cho Việt Nam”.
Mỹ và Trung Quốc, hai quốc gia phát thải CO2 lớn nhất thế giới, đã công bố thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác về ứng phó biến đổi khí hậu, thông qua cắt giảm phát thải khí methane, giảm dần tiêu thụ than đá và bảo vệ rừng.
Theo báo cáo kết quả làm việc của COP26 ngày 2/11 đăng trên website chính thức của hội nghị này, các cam kết tại COP26 đã tập trung vào những hành động thiết thực để hạn chế nhiệt độ Trái đất tăng, hỗ trợ các quốc đảo nhỏ đang phát triển (SID) và châu Phi thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trước thềm Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) khai mạc, New Zealand đã cam kết cắt giảm 50% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của mình vào năm 2030.
Cùng với những nỗ lực giảm phát thải, nhiều phương pháp loại bỏ khí nhà kính (chủ yếu là CO2 - nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính) đang được nghiên cứu và áp dụng trên thế giới hiện nay nhằm hướng tới mục tiêu đạt được mức phát thải ròng toàn cầu bằng 0 vào năm 2050.
Hàng loạt quốc gia trên thế giới đã đưa ra những cam kết quan trọng để cắt giảm đáng kể lượng phát thải carbon, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 trong những năm sắp tới.
Ngày 21/10, Bộ trưởng Môi trường Ấn Độ cho biết, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ tham dự Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) nhằm thúc đẩy các nỗ lực toàn cầu cắt giảm mạnh khí thải để chống lại sự nóng lên toàn cầu.
Báo Nikkei đưa tin, Chính phủ Nhật Bản sẽ hỗ trợ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) theo dõi và đo lường lượng phát thải khí nhà kính bằng cách thành lập một khung đo lường và giám sát các ngành công nghiệp.