Đợt tăng lương cơ sở lên mức 2,34 triệu đồng kể từ ngày 1/7 vừa qua đã mang lại nhiều lợi ích cho cán bộ, công chức, viên chức và người được thụ hưởng chính sách. Tuy nhiên, nhiều người lại canh cánh nỗi lo tình trạng giá cả hàng hóa, dịch vụ cũng sẽ lại tăng theo mức lương mới; điều này tạo áp lực cho công tác điều hành, bình ổn giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Israel tuyên bố không chấp thuận các đoàn xe UNRWA chở lương thực tới phía bắc Gaza trong khi giá cả các mặt hàng thiết yếu ở khu vực này đã tăng gấp 25 lần so trước khi xung đột.
Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, với 4 trên 5 ngày giao dịch chìm trong sắc đỏ, chỉ số hàng hóa MXV-Index chốt tuần vừa qua giảm mạnh 3,8% xuống 2.192 điểm, vùng thấp nhất trong ba tháng trở lại đây. Tuy vậy, với ưu thế giao dịch hai chiều, dòng tiền đầu tư đến thị trường vẫn có sự gia tăng, thể hiện qua mức tăng hơn 8% so với tuần trước đó, trung bình đạt trên 3.900 tỷ đồng/ngày.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), lực mua chiếm ưu thế trên cả 4 nhóm hàng hóa nguyên liệu đang được giao dịch liên thông thế giới tại MXV, kéo chỉ số MXV-Index tăng 0,68% lên 2.304 điểm, cao nhất trong vòng hơn 5 tuần trở lại đây.
Trong bối cảnh thế giới giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng truyền thống không thể tái tạo, các kim loại công nghiệp, đặc biệt là kim loại đồng, sẽ trở thành nguồn nguyên liệu thiết yếu cho quá trình chuyển đổi này.
Dữ liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa hôm qua 23/5, chỉ số MXV-Index đảo chiều suy yếu nhẹ 0,18% xuống 2.149 điểm. Đà tăng chiếm ưu thế trên thị trường nông sản và năng lượng. Trong khi đó, sắc đỏ áp đảo trên bảng giá kim loại và nguyên liệu công nghiệp. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt 3.900 tỷ đồng.
Dữ liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, giá hàng hóa nguyên liệu thế giới giảm mạnh trong ngày hôm qua khiến chỉ số MXV-Index đảo chiều giảm 1,13% xuống 2.154 điểm.
Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá hàng hóa nguyên liệu thế giới. Lực bán có phần chiếm ưu thế kéo chỉ số MXV-Index quay đầu suy yếu nhẹ 0,19% xuống 2.276 điểm, kết thúc chuỗi tăng 3 phiên liên tiếp trước đó. Đáng chú ý, dòng tiền đầu tư mạnh mẽ quay trở lại thị trường, thể hiện qua mức tăng vọt hơn 30% của giá trị giao dịch toàn Sở, đạt gần 4.700 tỷ đồng.
Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu tiếp tục đóng cửa ngày giao dịch hôm qua (22/3) với diễn biến giá phân hóa. Lực mua và bán tương đối cân bằng khiến sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá và chỉ số MXV-Index chốt phiên nhích nhẹ lên mức 2.227 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở tăng hơn 5%, đạt gần 5.600 tỷ đồng.
Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đang trong xu hướng sụt giảm tương đối mạnh, thể hiện qua việc chỉ số MXV- Index suy yếu tới 6 trên 7 phiên giao dịch gần nhất. Đóng cửa hôm qua, bất chấp đà hồi phục của nhóm nông sản, chỉ số hàng hóa này tiếp tục giảm 0,91% xuống 2.268 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt gần 4.700 tỷ đồng.
Đà tăng của giá hàng hóa đang phản ánh những khó khăn trong việc triển khai các chính sách đầu tư công. Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời của Chính phủ, cùng cơ hội từ nền kinh tế vĩ mô trên thế giới sẽ giúp hạn chế các áp lực đối với bài toán này.
Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng giá hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên hôm qua. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index giảm 0,6% xuống 2.317 điểm, nối dài đà giảm sang phiên thứ 3 liên tiếp.
Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa đóng cửa ngày giao dịch đầu tiên của tháng 3 với sắc xanh hoàn toàn bao phủ trên bảng giá. 30 trên tổng số 31 mặt hàng đồng loạt tăng giá đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index chốt phiên tăng mạnh hơn 1,1% lên 2.362 điểm, đánh dấu phiên tăng thứ 3 liên tiếp. Giá trị giao dịch toàn Sở cũng tăng vọt gần 30%, đạt mức gần 4.100 tỷ đồng, cao nhất trong hơn 1 tháng trở lại đây.
Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa đóng cửa ngày giao dịch hôm qua, 18/1, với diễn biến giá phân hóa. Sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, tuy nhiên lực bán có phần chiếm ưu thế đã kéo chỉ số MXV-Index quay đầu giảm nhẹ 0,16%, xuống 2.438 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở vẫn ghi nhận sự tăng trưởng, đạt mức gần 4.300 tỷ đồng.
Đợt giảm giá sâu nhất của các chuỗi cửa hàng tại Mỹ năm nay đã bắt đầu từ tháng 10 và ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận của doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực may mặc.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa hôm qua, sắc đỏ hoàn toàn chiếm ưu thế trên bảng giá hàng hóa nguyên liệu thế giới. Điều này đã kéo chỉ số MXV-Index nối dài đà giảm sang ngày thứ 3 liên tiếp, với mức giảm 0,6% xuống 2.497 điểm.
Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa thế giới kết thúc ngày giao dịch đầu tuần (26/9) với 27 trong tổng số 31 mặt hàng chìm trong sắc đỏ. Sức ép từ lực bán mạnh đã kéo chỉ số MXV-Index giảm sâu 1,69% xuống 2.395 điểm, nối dài đà suy yếu sang ngày thứ 4 liên tiếp, ghi nhận mức điểm thấp nhất kể từ đầu tháng 1 năm nay.
Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc ngày giao dịch hôm qua (14/9), diễn biến phân hóa chia bảng giá hàng hóa nguyên liệu thế giới thành 2 nửa xanh đỏ. Lực mua có phần chiếm ưu thế, đặc biệt ở thị trường năng lượng đã giúp chỉ số MXV-Index đảo chiều tăng nhẹ 0,28%, lên mức 2.599 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở tăng mạnh gần 10%, đạt 5.400 tỷ đồng.
Sắc xanh hoàn toàn chiếm ưu thế trên bảng giá hàng hóa thế giới trong tuần vừa qua (22/8 -28/8) với lực mua áp đảo trên cả 4 nhóm hàng nguyên liệu. Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đà tăng vọt của nhiều mặt hàng quan trọng trong nhóm nông sản và nguyên liệu công nghiệp đã kéo chỉ số MXV-Index tăng mạnh gần 3% lên mức 2.706 điểm, cao nhất trong gần 2 tháng trở lại đây.
Chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp của thị trường hàng hóa đã được kết thúc bằng phiên giao dịch hôm qua (25/8) giúp xoa dịu lo ngại về một “siêu chu kỳ tăng giá mới” sẽ xuất hiện. Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa hôm qua, chỉ số MXV-Index quay đầu giảm 0,56%, xuống mức 2.683 điểm.
Kết thúc ngày giao dịch 10/8, thị trường hàng hóa đón nhận lực mua tích cực khi có khoảng 75% các mặt hàng đóng cửa trong sắc xanh. Chỉ số MXV-Index nối dài đà tăng sang ngày thứ 3 liên tiếp, ghi nhận mức tăng 1,44% lên 2.620 điểm.
Đóng cửa ngày giao dịch 3/8, thị trường hàng hóa diễn biến phân hóa với sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá các mặt hàng nguyên liệu. Tuy nhiên, lực bán có phần chiếm ưu thế, đặc biệt là ở nhóm kim loại, đã kéo chỉ số MXV-Index giảm nhẹ 0,5% xuống 2.551 điểm, nối dài đà suy yếu sang ngày thứ 3 liên tiếp.
Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/7, lực bán áp đảo trên thị trường hàng hóa đã khiến chỉ số MXV-Index quay đầu giảm 2,08% xuống mức 2.520,29 điểm. Sắc đỏ bao trùm lên toàn bộ nhóm nguyên liệu công nghiệp và năng lượng. Trong khi giá của 6 trong tổng số 7 mặt hàng nông sản đồng loạt suy yếu. Duy chỉ có nhóm kim loại, diễn biến giá có phần trái chiều với mức tăng giảm đan xen.
Theo thông tin từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa ngày giao dịch ngày 11/7, diễn biến phân hóa khiến sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá hàng hóa nguyên liệu. Chỉ số MXV-Index giảm không đáng kể, xuống mức 2.622 điểm, kết thúc chuỗi tăng 2 phiên liên tiếp trước đó.
Kết thúc hôm qua, ngày 13/6, lực bán hoàn toàn áp đảo khi có đến 25 trên tổng số 31 mặt hàng đang được giao dịch liên thông thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) đồng loạt đóng cửa trong sắc đỏ.
Thị trường hàng hóa vừa đóng cửa một tuần giao dịch (6/6-12/6) với những mức biến động rất lớn của một loạt các mặt hàng quan trọng. Tuy nhiên, diễn biến trái chiều khiến chỉ số MXV-Index chỉ tăng nhẹ 0,63% lên 3.096 điểm. Theo Khối Quản lý Giao dịch, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), tuần qua ghi nhận mức giảm của dòng tiền đến thị trường do tâm lý thận trọng hơn của nhà đầu tư trong nước trước bối cảnh giá hàng hóa thế giới liên tục biến động với biên độ rộng. Giá trị giao dịch toàn Sở trong tuần trung bình đạt hơn 4.500 tỷ đồng mỗi phiên, giảm khoảng 15% so tuần trước đó.
Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tháng 6, mặc dù có sự phân hóa trong 4 nhóm hàng hóa nguyên liệu đang liên thông trực tiếp với thế giới tại Sở. Tuy nhiên, đà tăng mạnh của nhóm năng lượng lên mức cao kỷ lục mới đã giúp chỉ số MXV-Index tăng trở lại 0,48%, và đóng cửa ở mức 3.044,02 điểm.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 28/4 cảnh báo giá lương thực và năng lượng tăng cao do căng thẳng Nga-Ukraine có thể dẫn tới "bạo loạn xã hội" tại châu Phi.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 25/3 cho rằng tác động từ căng thẳng giữa Nga và Ukraine đang đẩy giá cả hàng hóa lên cao và có nguy cơ làm giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2023.