Ngày 6/12, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tổ chức hội thảo về công tác ghép mô-tạng với chủ đề "Ghép mô-tạng: Triển vọng và Thách thức" với sự tham dự của đông đảo các giáo sư, bác sĩ và chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực ghép tạng của nhiều trung tâm ghép tạng trong cả nước.
“Tôi không thể tin rằng mình đã sống khỏe mạnh suốt 14 năm qua, tất cả đều nhờ bác sĩ và những người đã giúp đỡ tôi trong thời khắc sinh tử. Được gặp lại bác sĩ hôm nay, tôi như sống lại giây phút hồi sinh”, ông Trần Ngọc Thanh, 59 tuổi, trú tại Điện Biên, người đầu tiên tại Việt Nam được ghép gan từ người hiến chết não hạnh phúc nói.
Ngày 21/10, Phó Giám đốc Sở y tế Nghệ An Nguyễn Hữu Lê cho biết: Tại Hội nghị Định hướng phát triển y tế chuyên sâu ở thành phố Vinh, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Tri Thức vừa trao Quyết định của Bộ Y tế về việc công nhận Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An đủ điều kiện để thực hiện kỹ thuật lấy, ghép gan từ người hiến sống và người hiến chết não.
Kể từ ca ghép thận đầu tiên năm 1992 tại Học viện Quân y (Bộ Quốc phòng), đến nay, ghép tạng ở Việt Nam đã trở thành kỹ thuật thường quy, trình độ kỹ thuật đã bắt kịp thế giới. Tuy nhiên, nguồn mô, tạng hiến ở nước ta, đặc biệt là từ người hiến sau chết não, còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu ghép mô, ghép tạng ngày càng gia tăng của người bệnh trên cả nước.
Với 66 ca ghép gan cho trẻ em, trong đó có 48 ca tự chủ hoàn toàn về kỹ thuật, Bệnh viện Nhi Trung ương hiện là đơn vị có số ca ghép gan nhi nhiều nhất tại Việt Nam, mang đến rất nhiều hy vọng sống cho trẻ em mắc bệnh lý hiểm nghèo như: teo mật bẩm sinh, suy gan, ung thư gan,…
Chiều 26/8, Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Bệnh viện vừa thực hiện thành công chia gan để ghép đồng thời cho 2 bệnh nhân. Thành công này không chỉ giúp gia tăng giá trị của tạng hiến mà còn mở ra hy vọng cho nhiều người bệnh khác trong tương lai.
Nữ bệnh nhân hôn mê do suy gan tối cấp, phổi và não đều tổn thương rất nặng, rối loạn đông máu trầm trọng vừa được các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiến hành ghép gan cấp cứu, mang lại cuộc đời mới cho người bệnh.
Chinh phục kỹ thuật mới lần đầu tại Việt Nam trong điều trị ung thư, thực hiện những ca nuôi em bé sinh non chỉ nặng 400gr, lập phòng mổ khẩn cấp cứu em bé mắc bệnh tim vừa chào đời... là những kỳ tích mà ngành y tế Việt Nam tiếp tục đạt được trong năm 2023.
Là ca ghép gan đầu tiên được thực hiện thành công tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, sau 6 năm được con trai hiến 60% lá gan phải, bà Nguyễn Thị Thanh (sinh năm 1962, Hà Nội) thấy cuộc sống vẫn đang như một giấc mơ. Bà Thanh là một trong 200 trường hợp được ghép gan thành công tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong 6 năm qua. 200 người bệnh mắc bệnh lý gan mật đã được kéo dài sự sống với tỷ lệ sống 5 năm sau ghép đạt hơn 70%.
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiến hành thành công ca ghép gan không cùng nhóm máu giữa người cho là bà nội và người nhận gan là cháu gái. Đây là lần đầu tiên tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 triển khai kỹ thuật này cho trẻ nhỏ 15 tuổi.
Sau 9 giờ tập trung cao độ, ê-kíp phẫu thuật đã thực hiện ca ghép gan thứ 50 cho bé G.H (3 tuổi) thành công trong niềm hạnh phúc vỡ òa của gia đình bệnh nhi.
Sau hơn 8 tháng bị gián đoạn, ngày 27/6, Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh thông tin đã triển khai ghép gan trở lại. Trong tuần đầu tiên, đơn vị sẽ ghép gan cho hai bệnh nhi bị xơ gan nặng.
Ngày 3/4, Chính phủ Nhật Bản thông báo sẽ chấm dứt các biện pháp kiểm soát biên giới phòng, chống dịch Covid-19 kể từ ngày 8/5 - thời điểm nước này chính thức hạ cấp dịch Covid-19 xuống ngang với cúm mùa. Đây là một thay đổi mang tính bước ngoặt của Nhật Bản nhằm bình thường hóa các hoạt động kinh tế-xã hội sau đại dịch.
Những ca ghép gan đòi hỏi kỹ thuật cực khó, bệnh lý phức tạp như: bất đồng nhóm máu, ghép gan cho trẻ ung thư gan, bệnh lý di truyền, đặc biệt là ghép gan được cho bệnh nhi có cân nặng thấp, mở ra sự sống mới cho nhiều em bé đã được triển khai thành công tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Đến tháng 8/2022, Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người đã nhận đơn đăng ký hiến mô, tạng của gần 50.000 người. Việt Nam đã tiến hành ghép tạng được cho hơn 6.550 trường hợp, trong đó gần 6.100 ca ghép thận.
Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh (CDC) Mỹ đang điều tra 109 trường hợp trẻ em mắc bệnh viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân và hiện đã có 5 ca tử vong. Căn bệnh này đã xuất hiện tại một số nước và đang được theo dõi sát sao.
Gần 200 trường hợp viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân trên trẻ em khỏe mạnh đã được ghi nhận tại ít nhất 12 quốc gia trên thế giới. Trong khi viêm gan thường rất hiếm gặp ở trẻ có thể trạng khỏe mạnh, các chuyên gia y tế đang nỗ lực giải mã căn bệnh bí ẩn này.
Ca ghép gan thứ 25 tại Bệnh viện Nhi Trung ương và là ca ghép gan được thực hiện hoàn toàn bởi các y, bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương vừa được thực hiện thành công cho một bệnh nhi mắc bệnh gan giai đoạn cuối.
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa chinh phục ca ghép gan nhỏ tuổi nhất mắc bệnh lý phức tạp bằng phương pháp nội soi lấy thùy gan trái từ người cho sống.
Nếu một cơ sở y tế ở Việt Nam cần hơn 10 năm để có thể thực hiện được 100 ca ghép gan thì tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thời gian đó được rút ngắn còn hơn bốn năm.
Chiều 20/1, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 công bố sau bốn năm triển khai đã thực hiện thành công 108 ca ghép gan; trở thành trung tâm ghép gan lớn nhất toàn quốc. Bệnh viện cũng là đơn vị ghép gan từ người cho sống nhiều nhất cả nước (105 ca).
Không thể bỏ qua thời gian vàng để cứu sống các bệnh nhân, liên tiếp trong một tuần, Trung tướng GS, TS, TTND Mai Hồng Bàng – Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã trực tiếp chỉ đạo, điều phối các chuyên ngành tiến hành hai ca ghép gan theo kế hoạch, hai ca ghép cấp cứu, một ca ghép cấp cứu tối khẩn cấp.
Nguyễn Thị Diệp (Hải Hậu, Nam Định), cô bé được ghép gan thành công đầu tiên tại Việt Nam vào 17 năm trước đã không thể chờ đợi phép màu có cơ hội được ghép gan lần thứ 2. Cô gái 26 tuổi này đã trút hơi thở cuối cùng vào rạng sáng nay, 29-11 tại quê nhà.