Theo Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội, mỗi năm trên địa bàn Thủ đô tăng khoảng 390.000 phương tiện giao thông. Bình quân mỗi ngày, người dân Hà Nội mua sắm khoảng 1.100 phương tiện. Số liệu thống kê sơ bộ, hiện Hà Nội có hơn 1,1 triệu ô-tô và khoảng 6,8 triệu xe máy, chưa kể khoảng 1,2 triệu phương tiện vãng lai ở các nơi thường xuyên tham gia giao thông trên địa bàn.
Hệ thống thu phí tự động không dừng (ETC) đã tạo ra dữ liệu quý giá để tối ưu hóa việc quản lý giao thông, đồng thời cung cấp cơ sở cho các quyết định kinh tế chiến lược.
Từ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải, việc thí điểm thu phí tự động không dừng (ETC) áp dụng đầu tiên trên tuyến cao tốc Hà Nội-Hải Phòng tháng 6/2022 đã cho kết quả đột phá, tỷ lệ ETC đạt 97%. Tiếp nối thành công này, từ ngày 1/8/2022, dịch vụ ETC được triển khai đồng loạt tại tất cả các tuyến cao tốc trên phạm vi cả nước.
Giao thông thông minh (ITS) là hệ thống phục vụ hoạt động quản lý, vận hành các công trình hạ tầng giao thông, được thiết kế nhằm cho phép giám sát, phát hiện và xử lý các sự cố một cách nhanh chóng, tối ưu hóa hiệu suất khai thác, bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, hiệu quả, tiện lợi và thân thiện với môi trường.
Theo ông Tô Nam Toàn, Trưởng Phòng Khoa học công nghệ môi trường và Hợp tác quốc tế (Cục Đường bộ Việt Nam), thời điểm hiện tại, các điều kiện về cơ sở vật chất, giải pháp kỹ thuật, công nghệ để triển khai thu phí điện tử không dừng (ETC) tại các trạm thu phí cảng hàng không, sân bay đã sẵn sàng và có thể thực hiện ngay.
Bộ Giao thông vận tải đã báo cáo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về mở rộng dịch vụ thu phí điện tử tự động không dừng (ETC) tại các trạm thu phí cảng hàng không, sân bay.
Sau tròn một tháng ra mắt phiên bản mới dưới hình thức ví điện tử dành cho khách hàng đang sử dụng dịch vụ thu phí điện tử không dừng (ETC), Công ty Trách nhiệm hữu hạn thu phí tự động VETC ghi nhận có gần 1 triệu lượt tải và khoảng 250 nghìn lượt sử dụng ví.
Ngày 13/4, Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, đã báo cáo Bộ Giao thông vận tải về tình hình cung cấp dịch vụ thu phí điện tử không dừng (ETC) cho các cảng hàng không, sân bay do Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) đang triển khai.
Ngày 10/8, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, đã yêu cầu hai nhà cung cấp dịch vụ ETC, gồm Công ty cổ phần Giao thông số Việt Nam (VDTC, thành viên Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội - Viettel) và Công ty TNHH Thu phí tự động (VETC, thuộc Công ty cổ phần Tasco) báo cáo số liệu phương tiện bị dán chồng thẻ thu phí ETC, trên cơ sở đó sẽ báo cáo Bộ Giao thông vận tải biện pháp xử lý.
Sau hơn một tuần chính thức áp dụng thu phí không dừng (ETC), theo thống kê tại các tuyến cao tốc, đã phát sinh một số lỗi, sự cố từ chủ phương tiện và nhà cung cấp dịch vụ, gây khó khăn trong việc vận hành, khai thác hệ thống.
Từ ngày 6/8, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) điều chỉnh lại quy định, không kiểm soát số dư tài khoản thu phí không dừng (ETC) của khách hàng tại đầu vào của 4 tuyến cao tốc do VEC quản lý (gồm Nội Bài-Lào Cai, Cầu Giẽ-Ninh Bình, Đà Nẵng-Quảng Ngãi và Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây).
Kiểm điểm tình hình triển khai thực hiện thu phí tự động không dừng (ETC) mấy ngày qua trên toàn quốc, Thứ trưởng Giao thông vận tải Lê Đình Thọ đánh giá công tác vận hành hệ thống ETC tại các trạm cơ bản ổn định, không phát sinh tình huống phức tạp. Qua theo dõi, có thể nhận thấy, các sự cố, lỗi thẻ đang giảm dần từng ngày và hiện tượng ùn tắc cục bộ cơ bản được giải quyết khẩn trương, linh hoạt, không để kéo dài.
Ngày 5/8, Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản 4957/VPCP-CN truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về việc đẩy mạnh thu phí theo hình thức điện tử không dừng.
Trong ngày đầu tiên thực hiện thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng (ETC), giao thông qua Trạm thu phí Quảng Ngãi, điểm cuối của cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi diễn ra thông thoáng.
Hệ thống máy quét thẻ liên tục gặp lỗi tại Trạm thu phí Tuý Loan-Km4 thuộc cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi khiến xe xếp hàng dài chờ đợi. Trong khi đó dù tài khoản ETC đã nộp đủ tiền nhưng hệ thống máy quét báo tài khoản không đủ tiền.
Từ 1/8, tất cả xe ô-tô đi qua các trạm thu phí trên quốc lộ, cao tốc phải trả phí bằng hình thức điện tử không dừng (ETC). Theo ghi nhận của phóng viên Báo Nhân Dân tại trạm thu phí BOT Pháp Vân-Cầu Giẽ, số lượng xe tại trạm không đông, không xảy ra tình trạng ùn ứ.
Ngày đầu tiên áp dụng thu phí tự động không dừng (ETC) tất cả các tuyến cao tốc trên cả nước, vẫn còn các phương tiện chưa dán thẻ ETC cũng như gặp lỗi khi qua trạm thu phí.
Từ 9 giờ sáng 1/8, tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây vận hành 100% thu phí tự động không dừng theo quyết định của Bộ Giao thông Vận tải. Theo ghi nhận, buổi đầu tình hình diễn ra khá suôn sẻ.
Ngày 29/7, Thứ trưởng Giao thông vận tải Lê Đình Thọ yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện hệ thống, nâng cao chất lượng dịch vụ thu phí tự động không dừng (ETC).
Sáng 26/7, Tổng Công ty phát triển cao tốc Việt nam (VEC) và Công ty Cổ phần Tasco (Tasco) phối hợp tổ chức khai thác, vận hành chính thức hệ thống thu phí tự động không dừng ETC (Electronic Toll Collection) trên tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh- Long Thành-Dầu Giây .
Chiều 22/7, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và Công ty cổ phần Tasco đã chính thức khai trương dịch vụ thu phí tự động không dừng (ETC) trên tuyến cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình, vượt tiến độ so mốc cam kết với Chính phủ.
Sáng 20/7, hệ thống thu phí tự động không dừng (ETC) tuyến cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình chính thức đưa vào vận hành, khai thác, vượt tiến độ 10 ngày so cam kết với Chính phủ và hợp đồng được ký giữa chủ đầu tư Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và Công ty cổ phần Tasco.
Sau 6 ngày vận hành thu phí thử nghiệm (không thu tiền) trên cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận (từ 14 giờ ngày 23/6 đến 14 giờ ngày 29/6), đơn vị quản lý, vận hành đã phục vụ hơn 186.700 lượt xe, trung bình mỗi ngày có khoảng 31.100 lượt xe.
Bắt đầu từ 9 giờ sáng mai, 1/6, tuyến cao tốc Hà Nội-Hải Phòng sẽ áp dụng thí điểm thu phí tự động không dừng (ETC), chỉ để lại một làn dành riêng cho giải quyết sự cố. Đây sẽ là tiền đề để các đơn vị chức năng tiếp tục nhân rộng ra các tuyến cao tốc khác, nhằm tạo thuận lợi cho lái xe và cơ quan quản lý thực hiện giám sát doanh thu tại các dự án BOT.
Ngày 11/5, Bộ Giao thông vận tải cho biết, đã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân 4 tỉnh Quảng Ninh, Bình Phước, Bình Dương và Lâm Đồng chỉ đạo, hoàn thiện hệ thống thu phí điện tử không dừng (ETC).
Ngày 8/5, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, đã báo cáo Bộ Giao thông vận tải tình hình triển khai hệ thống thu phí không dừng (ETC) trên các tuyến cao tốc do VEC quản lý.
Khoảng 11 giờ ngày 24/4, trong lúc bảo trì trên mái ta-luy bên đường đoạn qua huyện Gia Lâm (Hà Nội), một công nhân sơ ý đã để lưỡi máy cắt làm đứt tuyến cáp quang cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, khiến hệ thống thu phí tự động không dừng (ETC) tê liệt và làm giao thông tại các trạm thu phí ùn tắc nhiều giờ.
Ngày 4/3, Bộ Giao thông vận tải cho biết, đã có văn bản yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, Sở Giao thông vận tải các địa phương, nhà cung cấp dịch vụ và nhà đầu tư BOT triển khai nhanh dán thẻ định danh dịch vụ thu phí điện tử không dừng (ETC).