Dự án CIC Boulevard (hay còn gọi Tuyến dân cư Đường số 2), do Tập đoàn Tư vấn Đầu tư xây dựng CIC Kiên Giang làm chủ đầu tư triển khai tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang với 190 căn nhà ở xã hội và 333 căn nhà ở thương mại.
Kinh phí đầu tư và quỹ đất để phát triển mảng xanh công cộng là hai trong số nhiều trở lực khiến chỉ tiêu tăng thêm 150 ha đất công viên công cộng (tương đương 0,65 m²/người) đến năm 2025 ở Thành phố Hồ Chí Minh khó thực hiện được như Chương trình Phát triển công viên và cây xanh công cộng mà thành phố đề ra. Ước tính, để hoàn thành chỉ tiêu này, thành phố cần nguồn kinh phí đầu tư khoảng 9.000 tỷ đồng.
Thực hiện Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 3/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất một triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”, tỉnh Bạc Liêu đã đề ra kế hoạch phấn đấu thực hiện 1.900 căn; trong đó, năm 2024 là 200 căn.
Thủ tục hành chính, lãi suất nguồn vốn cho vay, vướng mắc về pháp lý… vẫn là những nguyên nhân chính khiến các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh bị ách tắc.
Theo số liệu khảo sát từ Sở Xây dựng tỉnh Hà Nam, trong giai đoạn 2021-2030, nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh là 1.020.000 m2 sàn; Nhà ở cho người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp 752.200m2 sàn. Thời gian qua, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện nhằm phát triển thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân và người thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Chiều 9/4, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh đã chủ trì Hội nghị thúc đẩy triển khai, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đối với các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn.
Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị bổ sung hoặc tăng thêm chính sách ưu đãi đối với chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội để khuyến khích và thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia thực hiện các dự án.
Theo lãnh đạo Bộ Xây dựng, để hoàn thành mục tiêu của Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”, giai đoạn 2021-2025, cả nước cần hoàn thành khoảng 428 nghìn căn hộ, riêng năm 2024 là 130 nghìn căn hộ. Đây là nhiệm vụ khá nặng nề, cần sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương nhằm tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa phát triển nhà ở xã hội.
Diễn biến của thị trường bất động sản 2023 và những động thái từ Chính phủ, cơ quan quản lý đã mang đến những tín hiệu về khả năng thị trường bất động sản bước vào chu kỳ hồi phục trong năm 2024. Trong bối cảnh đó, thị trường bất động sản Hà Nội cũng có những chuyển biến, tạo đà cho chu kỳ mới.
Tỉnh Hà Nam hiện có khoảng 80 nghìn lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, trong đó số lao động trong tỉnh chiếm gần 50 nghìn người, còn lại là lao động ngoài tỉnh và lao động nước ngoài. Thời gian qua, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân và người thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Hàng trăm dự án nhà ở với 81.000 căn hộ tại Thành phố Hồ Chí Minh chưa được cấp sổ hồng khiến quyền và lợi ích chính đáng của người dân bị ảnh hưởng, gây thiệt hại nặng về kinh tế; đồng thời, cũng là nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện kéo dài...
Xây dựng nhà ở thu nhập thấp, nhà ở xã hội là một chủ trương đúng đắn và nhân văn, đáp ứng nhu cầu về nhà ở của người thu nhập thấp, cũng như góp phần quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Để có thể xây 1 triệu nhà ở xã hội, để người lao động có thể mua nhà ở xã hội, điều quan trọng là phải có nguồn tiền. Nhưng ngay cả khi đã sẵn nguồn tiền thì không dễ sở hữu nhà ở xã hội vì lãi suất đang quá cao và nguồn cung nhà khan hiếm...
Ngày 19/5, UBND tỉnh Bình Định phối hợp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các đơn vị có liên quan long trọng tổ chức khởi công Dự án Nhà ở thuộc quy hoạch Khu thiết chế công đoàn tỉnh Bình Định tại tại Khu đô thị Long Vân (phường Trần Quang Diệu, thành phố Quy Nhơn).
Công an thành phố Cần Thơ vừa tổ chức sinh hoạt chính trị về nội dung tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Vùng kinh tế Đông Nam Bộ là trung tâm đô thị, công nghiệp, thu hút lượng người nhập cư đến sinh sống và làm việc lớn nhất cả nước. Thời gian qua, các địa phương trong vùng dù đã nỗ lực trong phát triển nhà ở xã hội nhưng lượng cung vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Văn bản số 178/TTg-CN gửi Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, bộ trưởng các bộ: Xây dựng, Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thúc đẩy và tháo gỡ thị trường bất động sản.
Theo kế hoạch, giai đoạn 2021-2025, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp tỉnh Trà Vinh triển khai dự án nhà ở thuộc thiết chế công đoàn tỉnh Trà Vinh với tổng mức đầu tư hơn 406 tỷ đồng, giải quyết chỗ ở cho từ 1.100 đến 1.500 công nhân, người lao động Khu công nghiệp Long Ðức. Sau bảy năm được cấp thẩm quyền phê duyệt, dự án vẫn chưa khởi công xây dựng trong khi nhu cầu nhà ở của công nhân, người lao động ở Trà Vinh rất lớn.
Ngày 2/3, Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản kết luận chỉ đạo của ông Bùi Xuân Cường, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, sau buổi làm việc với 7 chủ đầu tư các dự án nhà ở đang gặp vướng mắc về thủ tục pháp lý trên địa bàn thành phố.
Tại phiên chất vấn của Quốc hội chiều 3/11, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, nhiều quy định pháp luật còn vướng mắc dẫn đến tình trạng phát triển nhà ở xã hội chưa đạt kết quả như mong muốn thời gian qua.
Bộ Xây dựng vừa có công văn đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát và thực hiện nghiêm các quy định về trình tự, thủ tục, điều kiện đối với các giao dịch bất động sản, nhà ở hình thành trong tương lai trên địa bàn.