Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm.

Triển lãm sinh vật cảnh các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng mở rộng năm 2024

Ngày 14/4, tại Nhà thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Ninh Bình, Ủy ban nhân dân thành phố Ninh Bình phối hợp với Hội Sinh vật cảnh tỉnh Ninh Bình và Hội Cổ vật Tràng An-Ninh Bình tổ chức khai mạc Triển lãm Sinh vật cảnh các tỉnh đồng bằng sông Hồng mở rộng năm 2024 với chủ đề “Tinh hoa Cố đô”.
Giới thiệu sản phẩm công nghệ tại hội nghị giao ban khoa học, công nghệ các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng.

Điểm tựa cho phát triển các vùng kinh tế

Việc tăng cường hợp tác, liên kết địa phương, liên kết vùng trong triển khai hoạt động khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm giải quyết những vấn đề khoa học-công nghệ quy mô lớn, liên ngành, liên vùng, tạo sản phẩm theo chuỗi giá trị, có giá trị gia tăng lớn, đóng góp cho phát triển kinh tế-xã hội.
Ninh Bình phấn đấu đến năm 2030 sẽ là một trong những trung tâm lớn, có giá trị thương hiệu cao về du lịch, công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản của cả nước và khu vực Đông Nam Á. (Ảnh: Sở Du lịch Ninh Bình)

Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 4/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 218/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, với định hướng bảo đảm thống nhất, phù hợp Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả nước giai đoạn 2021-2030, Quy hoạch tổng thể quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia, Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Một góc chùa Tam Chúc thuộc khu du lịch quốc gia Tam Chúc - trọng tâm phát triển của du lịch Hà Nam.

TRUNG TÂM DU LỊCH CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG TƯƠNG LAI

Theo “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nam đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2050”, Hà Nam sẽ trở thành “trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng của Vùng thủ đô Hà Nội và Ðồng bằng sông Hồng”. Ðể hiện thực hóa mục tiêu trở thành “điểm du lịch cuối tuần quen thuộc” với du khách Hà Nội, “điểm du lịch cần phải đến” với du khách miền bắc, “điểm du lịch cần khám phá” với du khách nội địa vùng khác cũng như khách quốc tế, ngành du lịch Hà Nam đang tích cực triển khai đồng bộ rất nhiều đầu việc.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội. (Ảnh DUY LINH)

Xây dựng Thủ đô Hà Nội phát triển mạnh mẽ có sức lan tỏa thúc đẩy vùng đồng bằng sông Hồng

Chiều 25/7, phát biểu ý kiến tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, liên quan việc xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ: Luật Thủ đô là cơ hội, là lợi thế để Hà Nội phát triển vươn lên tầm cao mới, vị thế mới của cả nước, khu vực và cả thế giới.
Nông dân tỉnh Thái Bình áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất lúa.

Cơ giới hóa trong sản xuất lúa khu vực đồng bằng sông Hồng

Áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa giúp giải phóng sức lao động, tăng năng suất cây trồng, giảm chi phí sản xuất cũng như tổn thất trong và sau thu hoạch, nâng cao thu nhập cho nông dân. Ngoài ra, áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất cũng là giải pháp quan trọng để thực hiện chuyển đổi số.
Sản xuất dây cáp điện ô-tô ở Công ty TNHH Esmo Vina, cụm công nghiệp Gia Phú, huyện Gia Viễn, Ninh Bình. (Ảnh: Xuân Trường)

Các cụm công nghiệp ở Ninh Bình giải quyết việc làm cho hơn 30.800 lao động

Tỉnh Ninh Bình hiện có 14 cụm công nghiệp, trong đó 10 cụm công nghiệp do doanh nghiệp tư nhân được giao làm chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đến nay đã thu hút được 107 dự án thứ cấp và 256 đơn vị sản xuất, kinh doanh cá thể, giải quyết việc làm cho hơn 30.800 lao động, với mức thu nhập bình quân từ 7-8 triệu đồng/người/tháng.
Các đại biểu dự hội thảo.

Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường vùng Đồng bằng sông Hồng

Ngày 9/6, tại Vĩnh Phúc, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức hội thảo “Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và giới thiệu chỉ số xanh cấp tỉnh” đối với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng.
Tuyến đường cao tốc Vân Đồn-Móng Cái góp phần tạo động lực cho Quảng Ninh phát triển kinh tế-xã hội.

Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông Vùng đồng bằng sông Hồng

Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nêu rõ mục tiêu: “Tổ chức không gian phát triển vùng bảo đảm cân bằng, bền vững, kết nối hiệu quả các hành lang, vành đai kinh tế, các cực tăng trưởng và hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là hạ tầng giao thông...”. Thực hiện mục tiêu này, các địa phương trong vùng đã và đang nỗ lực huy động mọi nguồn lực để tập trung đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và của vùng.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì buổi làm việc với tỉnh Hà Nam. (Ảnh Duy Linh)

Hà Nam phấn đấu là tỉnh giàu mạnh, hiện đại, kết nối các tỉnh đồng bằng sông Hồng

Chiều 14/5, tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị tỉnh tiếp tục tập trung làm tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát huy truyền thống cách mạng của địa phương; rà soát lại việc thực hiện các nghị quyết của Trung ương và địa phương ở giai đoạn giữa nhiệm kỳ để tăng tốc, sẵn sàng về đích thành công.
Các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc Techfest vùng đồng bằng sông Hồng năm 2023.

Khai mạc Techfest vùng đồng bằng sông Hồng năm 2023

Tối 11/5, Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Techfest) vùng đồng bằng sông Hồng năm 2023 đã chính thức khai mạc tại thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định). Sự kiện do Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định, Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức.
Ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng đồng bằng sông Hồng.

Kết nối thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo khu vực đồng bằng sông Hồng

Ngày 11/5, tại thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định), Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cùng Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp tổ chức Hội thảo “Kết nối thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo khu vực đồng bằng sông Hồng”.
Nước sông Kim Sơn đoạn qua huyện Bình Giang, Hải Hương bị ô nhiễm nhiều năm nay. (Ảnh: Vũ Sinh)

Bảo đảm nước tưới cho lúa trước nguy cơ hạn hán

Vụ chiêm xuân năm nay, một số địa phương vùng đồng bằng sông Hồng đang gặp phải tổ hợp bất lợi về nguồn nước; lượng mưa rất ít; mực nước sông chính hạ thấp khiến một số trạm bơm không thể hút nước; xâm nhập mặn ở một số nơi đang có xu hướng gia tăng; ô nhiễm kênh thủy lợi nghiêm trọng… khiến hàng nghìn héc-ta lúa có nguy cơ thiếu nước tưới nghiêm trọng.
Diện mạo Thủ đô Hà Nội ngày càng khang trang, hiện đại. Ảnh: Duy Linh

Đổi mới và tăng cường liên kết để tạo động lực phát triển cho vùng đồng bằng sông Hồng

Sáng 29-11, Bộ Chính trị tổ chức hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về “Phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Quang cảnh Hội nghị.

[Ảnh] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị phát triển vùng đồng bằng sông Hồng

Sáng 29/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng (Hà Nội), Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.