Trước đây, để đến xã Háng Đồng chỉ có thể di chuyển bằng xe máy hoặc đi bộ. Tuy nhiên, cách thức đi lại thuận tiện và phổ biến nhất khi đó vẫn là đi bộ vì cung đường qua các bản rồi đến trung tâm xã không hề đơn giản, chỉ “tay lái cứng” mới dám đi.
Vào mùa đông, cả ngày và đêm, các bản của xã Háng Đồng luôn chìm trong sương giá, thậm chí mây mù phủ mờ đường lên xã, cách nhau vài mét không tỏ rõ mặt. Cũng bởi nơi đây quanh năm sương mù nên con đường đất gồ ghề ngày đó dẫn lên xã đã dốc lại còn trơn như đổ mỡ.
Tuy nhiên, đi xe máy cũng mất hơn 4 tiếng đồng hồ để vượt qua gần 20km từ xã Tà Xùa vào trung tâm xã Háng Đồng. Bởi khi đó, con đường lên với xã Háng Đồng đã được nằm trong danh sách những “con đường chồn chân vó ngựa”.
Vào mùa đông, cả ngày và đêm, các bản của xã Háng Đồng luôn chìm trong sương giá, thậm chí mây mù phủ mờ đường lên xã, cách nhau vài mét không tỏ rõ mặt. Cũng bởi nơi đây quanh năm sương mù nên con đường đất gồ ghề ngày đó dẫn lên xã đã dốc lại còn trơn như đổ mỡ.
Vậy mà giờ đây, mặc dù cuộc sống còn những khó khăn, nhưng trong chuyến công tác này, chúng tôi không còn lo về cung đường mà mình sắp trải qua...
100% trẻ em trong độ tuổi tại xã Háng Đồng được đi học. |
Trước đây, vào khoảng tháng 3, trên đường di chuyển tới các bản của xã Háng Đồng, bắt gặp nhiều những vạt nương trồng thuốc phiện đã nở hoa. Trong những gian nhà ở các bản nồng nặc khói thuốc phiện, bởi khi đó cây thuốc phiện được người dân trồng quanh bản, khách đến chơi cũng được chủ nhà mời hút.
Già bản Mùa A Chu, bản Háng Đồng C, người cũng từng bị thứ khói thuốc phiện làm khổ, nhớ lại: trước đây, số người nghiện ở bản khá nhiều, thậm chí cả phụ nữ cũng hút thuốc phiện.
Cũng tại nơi đây, có không ít cán bộ, giáo viên đã bị thứ khói thuốc phiện “lôi kéo”, để rồi phải từ bỏ giữa chừng sự nghiệp nơi vùng cao sương trắng.
Những con đường góp phần đổi thay vùng cao Sơn La
Cũng bởi các ông bố mải mê với cây thuốc phiện hay tụ tập nhau để hút thuốc phiện, trong khi phụ nữ thì tối mặt trên nương, dẫn tới nhiều trẻ em trong bản không được đi học, chỉ lủi thủi ở nhà chơi với nhau hay cùng lên nương với mẹ đến khi gà lên chuồng mới về… Để rồi sau này, lớn lên các em chỉ biết học theo bố mẹ trồng thuốc phiện, phá rừng làm nương.
Không chỉ vậy, các bản vùng cao nơi đây còn bị các hủ tục lạc hậu trong sinh hoạt hằng ngày làm khổ. Bởi thế, số trẻ em được ăn học tại trung tâm xã rất ít, nhất là số trẻ em nữ được đi học chữ cực kỳ hiếm.
Học sinh bán trú ở xã Háng Đồng không phải tự nấu ăn như trước nữa, đã được hỗ trợ bữa ăn hằng ngày. |
Giờ đây, con đường đất gian nan năm nào đã được trải nhựa đến tận trung tâm xã, đường liên bản cũng đều là đường bê-tông. Hai bên đường, những hàng cột điện nối đuôi nhau đưa lưới điện quốc gia vào tận các bản xa nhất của xã Háng Đồng. Cùng với đó là hình ảnh những em học sinh người H’Mông tíu tít từ các bản xuống núi học chữ.
Chả vậy mà trước khi trở lại Háng Đồng, chúng tôi đã được thông tin: Khoảng 6 năm trở lại đây, các bản vùng cao của Háng Đồng hay vùng giáp ranh với tỉnh Yên Bái đã không còn tái trồng cây thuốc phiện, đồng bào H’Mông tại các bản đã biết trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn...
Dù hiện tại, cuộc sống của đồng bào còn có những khó khăn, nhưng quan trọng nhất là họ đã biết được tác hại của việc trồng cây thuốc phiện và sự ảnh hưởng của những hủ tục lạc hậu…
Việc đồng bào nơi đây “đoạn tuyệt” với cây thuốc phiện cũng là động lực để họ thêm quyết tâm trong việc cho con em mình xuống núi học chữ.
Đổi thay ở vùng cao Hà Giang
Đến với Háng Đồng hôm nay, trẻ em trong độ tuổi tại các bản đều được đi học, không kể hộ nghèo hay cận nghèo, các em đều được bố mẹ cho xuống núi đến học tại trung tâm xã sau khi hoàn thành xong bậc học mầm non tại bản.
Thậm chí, nhiều bản từng có tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi không đi học chiếm tỷ lệ cao thì mấy năm gần đây luôn duy trì sĩ số 100%, trong đó các em gái cũng được đi học.
Đồng chí Đinh Ngọc Sơn, Bí thư Đảng ủy xã Háng Đồng cho biết: Sau khi tuyên truyền, vận động được đồng bào một số bản từ bỏ trồng cây thuốc phiện, xã đã huy động được 100% số trẻ trong độ tuổi đến trường. Trong đó, các em gái dân tộc H’Mông được đến trường, không còn việc phân biệt nam, nữ như trước nữa.
Một buổi tuyên truyền về công tác phòng, chống ma túy của cán bộ xã Háng Đồng tại bản Háng Đồng C. |
Nếu như trước đây, khi đến với Háng Đồng ta bắt gặp những hình ảnh 3 đến 4 em nhỏ ở chung một lán gỗ lụp xụp cùng nấu cơm, kiếm củi để học chữ hay cảnh các em phải vào rừng kiếm củi, hái rau rừng, bẫy chuột, bắt cá khe suối sau mỗi buổi học, thì nay đã không còn.
Ông Mùa A Sà, bản Làng Sáng, xã Háng Đồng, chia sẻ: Nhiều thế hệ người H’Mông trước đó do không được đi học nên không biết làm gì, loanh quanh ở nhà hút thuốc phiện hay vào rừng trồng thuốc phiện, phá rừng, nhưng giờ đã bỏ rồi. Nếu không có cán bộ đến tuyên truyền, vận động và giúp đỡ thì khó có thể bỏ trồng thuốc phiện…
“Đoạn tuyệt” được với cây thuốc phiện, thêm sự quan tâm, hỗ trợ của tỉnh, huyện và xã, ngoài việc cho con, cháu mình xuống núi học chữ, đồng bào H’Mông nơi đây tiếp tục chuyển sang chăn nuôi gia súc, gia cầm hay thâm canh lúa nước, điều mà trước đây chưa từng có ở vùng đất này…
Dù hiện tại, cuộc sống của đồng bào còn có những khó khăn, nhưng quan trọng nhất là họ đã biết được tác hại của việc trồng cây thuốc phiện và sự ảnh hưởng của những hủ tục lạc hậu… Việc đồng bào nơi đây “đoạn tuyệt” với cây thuốc phiện cũng là động lực để họ thêm quyết tâm trong việc cho con em mình xuống núi học chữ.
Nếu so sánh về chăn nuôi thì Háng Đồng chưa phải là cơ sở tiêu biểu, nhưng với con số gần 3.200 con gia súc và hơn 6.000 con gia cầm các loại cũng làm nhiều người phải ngạc nhiên. Bởi trước đây, cả xã mới có hơn trăm con gia súc.
Giờ đây, đồng bào H’Mông đã biết tận dụng lợi thế để phát huy nghề chăn nuôi gia súc.
Có nhiều hộ, sau khi khi đoạn tuyệt được với cây thuốc phiện đã trở thành những ông chủ sở hữu hàng chục con gia súc các loại.
Những diện tích đất trước đây người dân phá rừng xong rồi để cỏ mọc hoang hay những triền núi từng là nơi trồng cây anh túc thì nay đồng bào H’Mông đã cải tạo chuyển đổi sang trồng lúa nước, thảo quả, sa nhân...
Con số hơn 200ha lúa nước do người H’Mông các bản Háng Đồng làm được chưa phải là nhiều nhưng đó cũng là sự quyết tâm, sự thành công không phải nơi nào cũng làm được sau khi bỏ trồng cây thuốc phiện.
Ngoài trồng lúa nước, người dân tại các bản của xã Háng Đồng còn trồng thảo quả dưới tán rừng. |
Ngay như những người già trước đây ở các bản đều cho rằng trồng lúa nước là của người dưới vùng thấp thì nay đã trở thành những người đầy kinh nghiệm trong việc thâm canh lúa nước, như gia đình ông Mùa A Lù, Mùa A Chống và Mùa A Ký...
Đây cũng chính là cơ sở để cán bộ xã tiếp tục vận động đồng bào H’Mông các bản tiếp tục chuyển đổi những diện tích lúa nương còn lại sang trồng lúa nước trong thời gian tới...
Đồng chí Vương Hồng Hải, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Háng Đồng, người từng “3 cùng” khắp các bản với đoàn công tác vận động người dân phá bỏ cây thuốc phiện, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khẳng định: Háng Đồng có được như ngày hôm nay chính là nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của tỉnh, huyện và sự quyết tâm, đoàn kết của đồng bào. Giờ đây, người dân đã vận động nhau phá bỏ thuốc phiện để trồng lúa nước, ngô, dong giềng, nuôi gia súc, gia cầm. Đó cũng chính là bước đột phá chưa từng có ở một xã vùng cao còn khó khăn như Háng Đồng.