Trong cuộc sống hiện đại, với nhịp sống nhanh và bận rộn, đọc sách không phải là thói quen và sở thích đối với nhiều người. Tuy nhiên, một xu hướng mới đang ngày càng được đón nhận, đó là kết hợp việc đọc sách với những chuyến đi dã ngoại, vừa giúp nâng thêm hứng thú đọc sách, vừa mang đến những trải nghiệm ý nghĩa. “Gia đình đọc sách” tại Hà Nội là mô hình câu lạc bộ hoạt động hiệu quả theo hướng đi này.
Khuyến khích sinh viên xây dựng thói quen đọc sách, GS,TS Nguyễn Quốc Sửu, Phó Giám đốc Học viện Hành chính và Quản trị công cho rằng sự tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã đem tới nhiều cách thức đọc mới, song, cách tốt nhất để thẩm thấu tri thức nhất vẫn là nghiêm túc “giở từng trang sách để đọc”.
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển về kinh tế, khoa học-công nghệ, thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong việc phát triển văn hóa đọc.
Các học sinh đã cùng nhau thực hiện một chương trình giao lưu, tìm hiểu về tầm quan trọng của sách trong hành trình phát triển bản thân với nhiều hoạt động phong phú, sáng tạo như: chuỗi talkshow về sách, hoạt động tương tác dành cho người đọc sách, quyên góp sách,… thu hút sự quan tâm của học sinh, giáo viên, những người yêu quý sách.
Ngày 22/11, Quỹ HansaeYes24 Foundation phối hợp cùng Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hansae TG tổ chức trao tặng “Một vạn cuốn sách - Triệu tình yêu thương” cho ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Tiền Giang.
Nhằm xây dựng xã hội học tập, văn hóa đọc trong nhân dân, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa tổ chức Cuộc thi "Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương" năm 2024. Cuộc thi nhận được sự hưởng ứng của đông đảo công chúng với nhiều gia đình tích cực tham gia. Qua đó, góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trong mỗi gia đình, cộng đồng.
Ngày 14/10, tại Bắc Giang, Thư viện tỉnh Bắc Giang khai mạc vòng chung kết Hội thi “Thiếu nhi tuyên truyền, giới thiệu sách” tỉnh Bắc Giang năm 2024, với chủ đề "Tự hào truyền thống, tiếp bước cha anh".
Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nâng cao năng lực dạy tiết đọc thư viện theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán, nhân viên thư viện.
Để chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động yên tâm làm việc, đại biểu Quốc hội đề nghị cần bổ sung và quy định thật cụ thể cơ chế, chính sách trong việc xây dựng các thiết chế văn hóa tại các khu công nghiệp.
Với mục đích xây dựng Hà Nội thành thủ đô của tri thức, thủ đô của văn hóa đọc, nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), khắp nơi trên địa bàn thành phố đã diễn ra các hoạt động trưng bày, giới thiệu sách, các buổi tọa đàm, các trò chơi... nhằm lan tỏa, tôn vinh văn hóa đọc. Các hoạt động chủ yếu hướng đến giới trẻ với hình thức thể hiện sinh động, giúp văn hóa đọc ngày càng lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng.
Tối 17/4, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Long phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024.
Hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), thiết thực chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), Ngày Sách và bản quyền thế giới (23/4) nhằm tôn vinh giá trị của sách và văn hóa đọc. Ngày 11/4 Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội Sách tỉnh Hà Nam năm 2024.
Để có được hành trình đó, tác giả Võ Quang Huệ không biết đã đi qua bao nhiêu dặm đường? Cuốn tự truyện của Võ Quang Huệ ra mắt vào đầu năm 2024 kể lại những trải nghiệm đáng nhớ thời tuổi thơ và hành trình ra đi để trở về như một giấc mơ đẹp của ông.
Theo kế hoạch, đến tháng 3/2025, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ xây dựng, phát triển thêm một số đường sách, không gian sách tại các khu vực theo hướng phía đông, tây, nam, bắc của thành phố nhằm phát triển, lan tỏa văn hóa đọc đến từng người dân...
Elon Musk không chỉ là người giàu nhất thế giới, anh ấy còn là một trong những người đóng góp nhiều nhất cho việc thay đổi thế giới. Vì vậy mà ngay sau đó tôi đã Pre-Oder (đặt trước khi chưa có sản phẩm) để được là một trong những người đầu tiên đọc cuốn sách này với phiên bản tiếng Việt.
Văn hóa đọc không phải là một thao tác kỹ thuật mà là sự thể hiện năng lực và trình độ tiếp nhận của người đọc, là việc đọc có chủ đích, có mục tiêu để bổ sung, làm “giàu có” hơn cho người đọc những cái họ cần thiết, họ có nhu cầu và từ đó người đọc tạo dựng cho mình một kỹ năng, một phương pháp đọc nhằm nâng cao hiệu quả cao nhất của quá trình tiếp nhận.
“Lịch sử chưa kể về ramen” là cuốn sách nói về món ăn theo cách mới, đậm đà dấu ấn lịch sử, văn hoá, xã hội của đất nước Nhật Bản. Sách do Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh và Book Hunter giới thiệu tới độc giả với lời gợi mở thú vị: “Biến động chính trị tại Nhật Bản đã tạo ra một kỳ tích ẩm thực toàn cầu như thế nào?”. Buổi ra mắt sách cùng chia sẻ của đơn vị làm sách và chủ một nhà hàng ramen tại Hà Nội vừa diễn ra tại Trung tâm Giao lưu văn hoá Nhật Bản (27, Quang Trung, Hà Nội).
“Hà Nội - tiểu sử một đô thị” được dịch từ bản gốc “Hanoi: biography of a city” của tác giả Willam Stewart Logan (sinh năm 1942 tại Australia, Chủ tịch Quỹ Di sản và quy hoạch của UNESCO). Sách do Nhà xuất bản Hà Nội tái bản, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về Hà Nội của độc giả vào tháng 10 lịch sử. Người chuyển ngữ là nhà giáo, nhà nghiên cứu tên tuổi Nguyễn Thừa Hỷ.
“Alexandre Yersin-Những chuyến du hành qua xứ Thượng ở Đông Dương” là cuốn sách về những tư liệu quý của bác sĩ, nhà thám hiểm người Pháp Alexandre Yersin (1863-1943). Tác phẩm do Cao Hoàng Đan Thục dịch và NXB Trẻ ấn hành.
“An Nam thời xưa” (Nhà xuất bản Thế giới và Nhã Nam ấn hành) được công chức Đông Dương Pierre Pasquier (sau là Toàn quyền Đông Dương) viết cách nay hơn một thế kỷ (năm 1906), gồm 12 bài diễn thuyết ở Hội Thương nghiệp và Hội Địa dư học thành Marseille. Học giả xưa từng đánh giá công trình này như một “Lịch chiều hiến chương toát yếu của một nhà Tây nho… đã dụng công quan sát về sự sinh hoạt của quốc dân ta” từ trước khi thực dân Pháp sang Đông Dương.
Tiếp tục chuỗi sự kiện truyền thông nhằm lan tỏa văn hóa đọc, sáng 29/10, Tân Việt Books sẽ tổ chức Talkshow “Đánh thức trí tuệ trẻ thơ” tại Savico Long Biên, Hà Nội. Sự kiện nhằm giúp các bậc phụ huynh biết cách đánh thức tiềm năng trí tuệ của con thông qua hoạt động đọc sách.
Ngày 14/10, tại Hà Nội, Đại sứ quán Nhật Bản phối hợp Quỹ Bắc Cầu và Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức khai mạc “Tuần lễ sách kết nối - Ehon Week” Nhật Bản, với nhiều hoạt động thú vị về sách dành cho trẻ em, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản.
"Tuần lễ sách kết nối - Ehon Week" Nhật Bản sẽ được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản, với nhiều hoạt động thú vị về sách dành cho trẻ em.
“Đô thị vị nhân sinh” (tựa gốc Cities for People ) của Nhà xuất bản Xây dựng và Ashui.com phát hành (năm 2022) và đã tái bản, là công trình của Jan Gehl - kiến trúc sư và cựu giáo sư tại Học viện Mỹ thuật Hoàng gia Đan Mạch. Ông cũng là tác giả của nhiều tác phẩm đáng chú ý về đô thị như “New City Spaces”, “Public Spaces - Public Life” và “ New City Life”…
Đà Lạt đang bước vào mùa dã quỳ để lại thêm một lần vàng rực trên khắp những cung đường. Đà Lạt cũng là thành phố đang đệ trình hồ sơ lên UNESCO công nhận thành phố sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc… Một chuyến đến thăm hoặc trở lại với xứ hoa đào cùng cuốn tản văn chỉ hơn 150 trang “Với Đà Lạt ai cũng là lữ khách” (Nhà xuất bản Trẻ) của Nguyễn Vĩnh Nguyên có thể là một lựa chọn giúp hành trình của độc giả thêm mê đắm.
Mới triển khai được khoảng 5 tháng, song dự án sáng tạo nội dung số về sách và văn hóa đọc “Đang đọc gì đấy?” của một nhóm bạn trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút gần 350.000 lượt người theo dõi, cùng những clip sở hữu hàng triệu lượt xem. Thông qua những cách tiếp cận độc đáo về tác giả, tác phẩm, dự án đã góp phần lan tỏa tình yêu sách, khơi gợi đam mê đọc sách của người trẻ hiện nay.
Cuốn sách của nhà giáo Giản Tư Trung có tên đầy đủ là “Đúng việc-Một góc nhìn về câu chuyện khai minh” do Nhà xuất bản Tri thức ấn hành lần đầu năm 2015. Sau nhiều năm, cuốn sách vẫn tiếp tục tạo ra hiện tượng xuất bản và thu hút công chúng với 12 lần tái bản liên tục từ đó cho tới nay.
Theo dõi danh mục sách đã xuất bản của TS - nhà báo Nguyễn Tri Thức mới thấy anh có một sức viết đáng ngưỡng mộ. Làm báo, đương nhiên công việc thường lệ là... viết báo. Lại là nhà báo chuyên viết chính luận, công tác tại một cơ quan báo chí lớn, nhưng TS Nguyễn Tri Thức vẫn nuôi dưỡng được sự nhạy cảm, trắc ẩn..., nên trang viết dù đề tài nào, thể loại gì cũng dễ đọc, dễ lẩy ra được những cái tứ gợi nhớ, kiểu như Chỉ sợ bay qua những thân thiết cuộc đời, tên cuốn sách mới nhất của anh, do NXB Thông tin và Truyền thông ấn hành...
Những năm qua, thư viện trường học đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, hình thành thói quen đọc sách cho học sinh. Để thư viện trong trường học hoạt động hiệu quả, nhiều địa phương đã áp dụng mô hình Thư viện thân thiện, phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.