Theo đánh giá, hiện nay, trình độ, năng lực của doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể đảm đương được về mặt công nghệ, thi công các hạng mục thuộc phần hạ tầng của dự án đường sắt tốc độ cao trên trục bắc-nam.
Sáng 19/10, Hội chợ Thực phẩm quốc tế (SIAL) lần thứ 60 chính thức khai mạc tại Trung tâm triển lãm Paris-Nord Villepinte ở ngoại ô thủ đô Paris, thu hút sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp và công ty khởi nghiệp trên toàn thế giới. Năm nay, ba không gian trưng bày của hơn 70 doanh nghiệp Việt Nam mang tới cho khách tham quan và các doanh nghiệp đối tác nhiều trải nghiệm ấn tượng.
Trong khuôn khổ chương trình tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp, ngày 4/10, tại Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp ông Geoffroy Roux De Bezieux, Chủ tịch danh dự của Nghiệp đoàn giới chủ Pháp, Chủ tịch Liên minh các nhà tuyển dụng Pháp ngữ, Chủ tịch sáng lập Notus Technologies.
Cuộc thi "Con quay Đại chiến VASI 2024”, một sân chơi sáng tạo nhằm thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam, do Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đơn vị hợp tác tổ chức đã thu hút khá đông các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam tham gia tranh tài.
Chia sẻ về vai trò của khu vực doanh nghiệp tư nhân, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, đã đến lúc phải đặt lên vai doanh nghiệp lớn những sứ mệnh lớn lao hơn.
Với chủ đề “Văn hóa kinh doanh Việt Nam và châu Âu: Góc nhìn đan xen”, chương trình “Ngày văn hóa doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài” lần thứ nhất sẽ chính thức diễn ra vào ngày 13/9 tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, nhân dịp tổ chức Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9 ở Pháp.
Nền tảng thương mại điện tử Alibaba.com dành cho doanh nghiệp (B2B) đã chính thức ra mắt dịch vụ logistics trực tuyến toàn diện dành cho các nhà bán hàng Việt Nam nhằm tối ưu hóa quy trình thương mại quốc tế.
Bắt đầu chương trình chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ, sáng 31/7, tại thủ đô New Delhi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo các tập đoàn lớn của Ấn Độ có ý định đầu tư các dự án quy mô lớn vào Việt Nam. Adani là tập đoàn lớn nhất Ấn Độ chuyên về cơ sở hạ tầng, năng lượng; sở hữu 14 cảng biển tư lớn nhất tại Ấn Độ, chiếm 25% năng lực cảng biển của Ấn Độ và 7 sân bay của nước này; là tập đoàn năng lượng lớn nhất Ấn Độ.
Với xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng trên toàn cầu, nhiều tập đoàn đa quốc gia đã và đang đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam, tạo cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp trong nước tham gia. Trong khi đó, Chính phủ cũng ban hành nhiều cơ chế chính sách với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất lớn, cung cấp nhiều mặt hàng đa dạng, chất lượng ngày càng cao và giá cả cạnh tranh. Tuy nhiên, theo đánh giá, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa thật sự nắm bắt, tận dụng các cơ hội, vẫn đang dò dẫm tìm đường tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ngày 31/5, Tổng Lãnh sự quán Malaysia tại Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC), Cục Xúc tiến Thương mại Malaysia (MATRADE) tổ chức Hội thảo “Xúc tiến xuất khẩu sản phẩm Halal của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Malaysia và các nước Hồi giáo”.
Trong khuôn khổ của kỳ họp thứ 41 Ủy ban liên chính phủ Việt Nam-Cuba, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị và Thứ trưởng Bộ Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài Cuba Caros Luis Jorge Mendez đã đồng chủ trì cuộc họp lần thứ hai Nhóm công tác đầu tư chung nhằm giải quyết các khó khăn cho các dự án của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Cuba.
Chiều 16/1, tại Đại sứ quán Việt Nam ở thủ đô Phnom Penh đã diễn ra Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia năm 2024. Đây là hoạt động nhằm hỗ trợ việc đầu tư, kinh doanh của các công ty Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế khu vực và thế giới còn nhiều thách thức.
Ngày 15/1, tại thành phố Sadat, tỉnh Menoufaya của Ai Cập, Công ty Cổ phần Nhựa châu Âu (EuP) đã khánh thành Nhà máy EuP Egypt chuyên sản xuất chất độn nhựa Filler Masterbatch với tổng công suất dự kiến 300.000 tấn/năm.
Hiện, Nhật Bản có 1.657 dự án đang hoạt động, chiếm 14% số dự án đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư hơn 5,7 tỷ USD.
Quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng cùng việc tham gia ngày càng nhiều các Hiệp định thương mại tự do mang đến cho nền kinh tế Việt Nam nhiều cơ hội lớn, tuy nhiên cũng tiềm ẩn rủi ro. Thực tế, không ít doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã phải đối diện với tình trạng bị lừa gạt, chịu thiệt hại về tài sản, hàng hóa khi chủ quan và thiếu hiểu biết về đối tác khi giao dịch.
Tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua việc tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu, chuyển giao công nghệ và tăng trưởng. Nội dung này đã được bàn thảo tại Hội nghị “Thúc đẩy sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu hướng tới chuyển đổi số và phát triển bền vững” do Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức vào ngày 24/11 vừa qua.
Mới đây, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thành phố Hà Nội đã thông qua kết quả chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2023. Qua nhiều năm tổ chức, chương trình đã góp phần tôn vinh, quảng bá hàng hóa và các doanh nghiệp Việt Nam uy tín, khuyến khích người dân ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam.
Trong xu hướng chuyển đổi xanh đang diễn ra trên thế giới nhằm hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững, ngày càng nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam thể hiện sự quan tâm tới các tiêu chí Môi trường-Xã hội-Quản trị (ESG). Tuy nhiên, việc lồng ghép cũng như kết hợp những tiêu chí này vào quá trình phát triển của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn.
Mới đây, báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về tình hình hoạt động đầu tư, kinh doanh, quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước cho biết, tính đến ngày 31/12/2022, tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước, có vốn nhà nước đạt hơn 6,6 tỷ USD.
80 doanh nghiệp Việt Nam và Algeria đã tham gia hội thảo trực tuyến giới thiệu thị trường Algeria nhằm tìm hiểu về nhu cầu của nhau cũng như tìm kiếm đối tác hợp tác kinh doanh trong nhiều lĩnh vực.
Hội chợ triển lãm sản phẩm kinh tế-quốc phòng Việt Nam-Campuchia 2023 (VIDEX 2023) do Bộ Quốc phòng, Bộ Công thương Việt Nam phối hợp Bộ Quốc phòng và Bộ Thương mại Vương quốc Campuchia tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 25 đến 29/10/2023, tại Phnom Penh, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Quốc khánh và thành lập Quân đội Hoàng gia Campuchia (9/11/1953-9/11/2023).
Sáng 5/10, tại Phnom Penh, Công ty Viettel Cambodia Pte., Ltd (VTC) phối hợp Đại sứ quán Việt Nam và Hội Khmer-Việt Nam tổ chức trao học bổng cho 10 sinh viên Campuchia có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trường đại học ở Việt Nam.
Hoa Kỳ hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam. Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 109,38 tỷ USD, là thị trường xuất khẩu đầu tiên vượt mốc 100 tỷ USD. Nửa đầu năm 2023, biến động phức tạp của môi trường kinh tế, địa chính trị toàn cầu đã gây ra nhiều thách thức đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đi thế giới cũng như Hoa Kỳ.
Đổi mới sáng tạo đang được xem là một trong những công cụ đắc lực, tiềm năng nhất để doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Đây cũng đang là xu hướng tất yếu và là yếu tố mang tính sống còn giúp doanh nghiệp tăng trưởng nhanh, bền vững.
Quá trình đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam được bắt đầu từ 24 năm trước với sự cẩn trọng của một quốc gia đang phát triển. Dòng vốn trực tiếp đầu tư ra nước ngoài được giải ngân một cách thận trọng với những bước đi phù hợp trình độ và điều kiện phát triển của nền kinh tế cũng như vị thế của Việt Nam trên thế giới trong từng giai đoạn.
Trong giai đoạn khó khăn và đầy thách thức như hiện nay, bên cạnh sự hỗ trợ kịp thời, đồng bộ của Chính phủ, các doanh nghiệp cần có một tư duy đúng về mục tiêu phát triển bền vững.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn tiếp tục là điểm sáng trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cho thấy kỳ vọng Việt Nam có thể trở thành trung tâm sản xuất lớn của khu vực.