Khách hàng giao dịch tại chi nhánh Ngân hàng Agribank.

Nguồn lực vốn thúc đẩy kinh tế tư nhân

Tín dụng ngân hàng đã và đang trở thành nguồn vốn chủ lực giúp người dân, doanh nghiệp mở rộng quy mô, đầu tư sản xuất và gia tăng sức cạnh tranh, qua đó góp phần quan trọng vào sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, để khu vực này bứt phá trong kỷ nguyên mới, cần có sự phối hợp đồng bộ hơn nữa giữa ngân hàng, doanh nghiệp và cơ quan quản lý, nhất là sự cải cách mạnh mẽ về thể chế.
Quang cảnh Hội thảo “Tháo gỡ bất cập chính sách để phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam” tại Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh THẾ ANH)

Tạo sức bật cho kinh tế tư nhân

Tại hội thảo “Tháo gỡ bất cập chính sách để phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (HUBA) vừa tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, các chuyên gia, doanh nghiệp, nhà quản lý đã phân tích những hạn chế, thách thức và góp ý, đề xuất những giải pháp giúp kinh tế tư nhân thật sự trở thành động lực quan trọng nhất của nền kinh tế.
Khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. (Ảnh NGUYỄN ĐĂNG)

Tạo đột phá giúp khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ

Thời gian qua, kinh tế tư nhân dù tiếp tục có sự phát triển cả về chất và lượng, nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn, rào cản, ảnh hưởng sâu sắc tới việc phát huy vai trò cũng như khả năng đóng góp đối với sự phát triển của đất nước. Trước tình hình đó, tại cuộc làm việc về phát triển kinh tế tư nhân ngày 7/3, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương tích cực phối hợp Đảng ủy Chính phủ và các cơ quan liên quan xây dựng nghị quyết về kinh tế tư nhân trình Bộ Chính trị sớm ban hành. Trong đó, phải thay đổi tư duy, nhận thức, cách “ứng xử” và hành động, chính sách cụ thể đối với khu vực kinh tế quan trọng này. Đặc biệt, cần khẳng định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng.
Nhạc sĩ Quốc Trung đề xuất Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cụ thể cho các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa.

Gỡ nút thắt, tạo đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa

Từ những chủ trương, quyết sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước được triển khai trên thực tiễn, phát triển công nghiệp văn hóa trong năm 2024 đã vượt qua nhiều thử thách, khó khăn để ghi dấu sự chuyển biến mạnh mẽ. Công nghiệp văn hóa trở thành xu hướng và được xác định là phần quan trọng, bền vững, đóng góp vào sự tăng trưởng của đất nước. Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, tạo đà cho sự phát triển trong kỷ nguyên mới, đòi hỏi ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam phải kịp thời tháo gỡ những nút thắt, điểm nghẽn để tăng tốc, bứt phá.
Các doanh nghiệp, doanh nhân Thành phố Hồ Chí Minh dâng hương tưởng niệm cố Thủ tướng Phan Văn Khải

Doanh nhân Thành phố Hồ Chí Minh dâng hương, tưởng niệm cố Thủ tướng Phan Văn Khải

Nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004-13/10/2024), ngày 12/10, Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn (trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh) đã phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi, Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố cùng các hội, câu lạc bộ doanh nghiệp, doanh nhân tổ chức lễ dâng hương, tưởng niệm cố Thủ tướng Phan Văn Khải - Người ký quyết định lấy ngày 13/10 (ngày Bác Hồ viết thư gửi giới Công thương năm 1945) là Ngày Doanh nhân Việt Nam từ năm 2004.
Đề xuất bổ sung mô hình văn phòng công chứng là doanh nghiệp tư nhân

Đề xuất bổ sung mô hình văn phòng công chứng là doanh nghiệp tư nhân

Theo đại biểu Quốc hội, việc bổ sung mô hình văn phòng công chứng là doanh nghiệp tư nhân có ưu điểm là mở rộng sự lựa chọn của công chứng viên khi thành lập tổ chức hành nghề công chứng, đồng thời góp phần tiếp tục đẩy mạnh việc xã hội hóa hoạt động công chứng, tăng tính cạnh tranh, tạo thuận lợi cho người dân trong việc lựa chọn tổ chức công chứng.
Lực lượng chức năng kiểm tra, thu giữ nhiều trang sức, vàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Ảnh: Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh

Tạm giữ nhiều vàng, trang sức không rõ nguồn gốc xuất xứ

Tối 19/4, Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị tiếp tục tăng cường kiểm tra một số doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng, phát hiện số lượng trang sức bằng kim loại màu vàng được bày bán kinh doanh không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiện giả mạo nhãn hiệu.
Các đại biểu dự Hội nghị Chiến lược phát triển Kinh tế tư nhân năm 2024.

Hội nghị Chiến lược phát triển Kinh tế tư nhân 2024

Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) diễn ra Hội nghị Chiến lược phát triển Kinh tế tư nhân 2024, do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) chủ trì, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh phối hợp, tổ chức. Hội nghị đưa ra bức tranh tổng quan về nguồn vốn và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam.
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh thăm phân xưởng sản xuất Nhà máy bê-tông đúc sẵn Hùng Vương, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu.

Nhân rộng điểm sáng tổ chức Đảng trong doanh nghiệp tư nhân ở Đồng Nai

Thực hiện chương trình làm việc về công tác xây dựng Đảng và để chuẩn bị cho đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng, ngày 2/4, Đoàn công tác của Tỉnh ủy Đồng Nai do đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dẫn đầu đã có buổi làm việc với Đảng bộ Nhà máy bê-tông đúc sẵn Hùng Vương thuộc Đảng bộ huyện Vĩnh Cửu. Đây là Đảng bộ trong doanh nghiệp tư nhân ra đời từ sớm ở Đồng Nai và hoạt động rất hiệu quả, được đánh giá là điểm sáng tại Đồng Nai.
Lãnh đạo Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh tặng hoa chúc mừng Chi bộ Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất và Thương mại D.T.H.

Bắc Ninh: Thành lập chi bộ đảng đầu tiên trong doanh nghiệp tư nhân tại khu công nghiệp

Chiều 22/3, tại Khu công nghiệp Đại Đồng-Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ Công bố quyết định thành lập Chi bộ Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất và Thương mại D.T.H. Đây là chi bộ đảng đầu tiên được thành lập trong doanh nghiệp tư nhân tại khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Lễ kết nạp đảng viên của chi bộ Điện lực huyện Lý Nhân.

Hà Nam quan tâm tạo nguồn phát triển đảng trong khối doanh nghiệp

Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh Hà Nam hiện có 76 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc, gồm 9 đảng bộ và 67 chi bộ với tổng số 1.969 đảng viên. Xác định công tác kết nạp đảng viên là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, có tính nguyên tắc trong công tác xây dựng Đảng, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh Hà Nam đã quán triệt, triển khai sâu rộng các văn bản, quy định, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh về công tác xây dựng Đảng và phát triển đảng viên.
Quang cảnh hội nghị.

Ninh Thuận tăng cường xây dựng tổ chức Đảng, đoàn thể trong các đơn vị kinh tế tư nhân

Ngày 14/9, tỉnh Ninh Thuận tổ chức hội nghị chuyên đề về tăng cường xây dựng tổ chức Đảng, đoàn thể trong các đơn vị kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 18/3/2019 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 26/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận về tăng cường xây dựng tổ chức Đảng-đoàn thể trong các đơn vị kinh tế tư nhân.
May túi xuất khẩu tại Công ty Huyền Bính (Nam Định). (Ảnh LÂM THANH)

Tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển

Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.
Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh kiểm tra tiến độ dự án thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Ảnh: Kỳ Duyên

Hoàn thiện và phát huy mô hình cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp

Sau hơn 4 năm thành lập và hoạt động, dưới sự chỉ đạo thường xuyên, liên tục của lãnh đạo Đảng và nhà nước, sự nỗ lực phấn đấu của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các doanh nghiệp trực thuộc, đã cho thấy các kết quả bước đầu khả quan. Đây cũng là đánh giá chung, thống nhất của các cơ quan, chuyên gia, nhà khoa học trong quá trình tổng kết việc thực hiện kết luận số 40-TB/TW của Bộ Chính trị về thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Dù bức tranh kinh tế có nhiều khởi sắc, song vẫn có hàng chục nghìn doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn trước những biến động của thị trường. (Ảnh: TỐ HÂN)

Doanh nghiệp vẫn chịu nhiều “tổn thương” trước “sóng gió” thị trường

Hiện cả nước có gần 900 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, đông về số lượng, nhưng quy mô và tiềm lực không mạnh, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế. Thống kê cho thấy trung bình 1 tháng có 18,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, nhưng cũng có đến 12,5 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Nói cách khác, trong nền kinh tế cứ 10 doanh nghiệp gia nhập mới và quay trở lại thì có 7 doanh nghiệp tạm thời hoặc vĩnh viễn rút lui khỏi thị trường.
6 nội dung hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân kinh doanh bền vững

6 nội dung hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân kinh doanh bền vững

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 167/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022-2025”. Theo đó, Chương trình này đưa ra các nội dung hỗ trợ với các doanh nghiệp tư nhân được đánh giá và công nhận là doanh nghiệp kinh doanh bền vững, cụ thể như sau: