Những năm gần đây, tại các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam và Quảng Ngãi liên tục xảy ra động đất với độ rung chấn ngày càng lớn. Động đất ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân vùng tâm chấn và khu vực lân cận. Để bảo đảm an toàn cho nhân dân, các tỉnh, thành phố miền trung - Tây Nguyên triển khai nhiều biện pháp ứng phó nhằm giảm thiệt hại, tăng cường bảo đảm an toàn cho cộng đồng.
Viện Vật lý địa cầu đã cử Đoàn công tác đi thực địa tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, phối hợp tuyên truyền và hướng dẫn các kỹ năng ứng phó khi động đất xảy ra cho người dân tại khu vực tâm chấn sau khi trận động đất có độ lớn 5.0 xảy ra tại huyện Kon Plông vào ngày 28/7.
Từ ngày 28/7 đến 15 giờ 32 phút ngày 29/7, tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum) đã xảy ra 52 trận động đất có độ lớn từ 2,5 đến 5,0. Với tần suất các trận động đất liên tục như vậy được cho là “kỷ lục” từ trước đến nay tại khu vực này và trên cả nước.
Chiều 28/7, Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã ban hành văn bản yêu cầu thành viên Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện khẩn trương xuống địa bàn nắm tình hình, đánh giá thiệt hại nhà cửa, tài sản, trụ sở các cơ quan, đơn vị để có phương án xử lý, khắc phục kịp thời thiệt hại do động đất gây ra.
Ngày 17/5, Vườn quốc gia Chư Mom Ray, tỉnh Kon Tum, cho biết, đơn vị vừa phát hiện một đàn voọc bạc quý hiếm tại cánh rừng Ya Mô, huyện Sa Thầy thông qua hệ thống "bẫy ảnh".
Chiều 5/5, tại thành phố Kon Tum, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến về công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024.
Sáng 17/4, lực lượng chức năng của huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum phối chính quyền xã Ngọc Tụ tiến hành kiểm tra hiện trường, đánh giá thiệt hại vụ cháy rừng xảy ra ngày 16/4 tại Tiểu khu 286, xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô.
Dù chính quyền địa phương và ngành chức năng đã tích cực phối hợp, triển khai nhiều giải pháp điều tiết nước tưới, thế nhưng hàng nghìn ha cà-phê tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum đang phải “gồng mình” chống chịu với thời tiết nắng nóng kéo dài. Hàng trăm ha cà-phê đã xuất hiện tình trạng cháy lá, khô cành và quả non. Bên cạnh nỗi lo sụt giảm năng suất, sản lượng, người trồng cà-phê còn lo lắng vườn cây sẽ bị ảnh hưởng lâu dài do tác động của biến đổi khí hậu tiêu cực như hiện nay.
Ngày 16/11, trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum xuất hiện nhiều điểm sạt lở gây ách tắc giao thông. Các đơn vị liên quan đang khẩn trương huy động lực lượng nhằm khắc phục điểm sạt lở, bảo đảm giao thông được thông suốt.
Trại chăn nuôi lợn thịt tại thôn 5, xã Ngọk Wang, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, hiện đang xả thải ra ngoài, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến đời sống người dân nơi đây. Thế nhưng qua 2 lần xảy ra sự cố, Đoàn kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của huyện Đăk Hà đều không phát hiện ra trại chăn nuôi này chưa có giấy phép môi trường để đi vào hoạt động.
Ia H’Drai, huyện biên giới phía Tây Nam của tỉnh Kon Tum, là địa phương có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp gần 95 nghìn ha, trong đó, diện tích có rừng trên 85.372ha, với tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 87%, cao nhất cả tỉnh. Để đạt được kết quả đó, những năm qua, toàn hệ thống chính trị huyện đã chung tay vào cuộc, nỗ lực để bảo vệ và phát triển rừng, giữ trọn màu xanh cho những cánh rừng nơi biên giới.
Ngày 26/9, tại Di tích lịch sử quốc gia Ngục Đăk Glei (huyện Đăk Glei), Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Kon Tum tổ chức lễ ra quân trồng cây thông ba lá gắn với tổng kết chiến dịch tình nguyện hè năm 2023.
Chiều 18/7, Ủy ban nhân dân xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum cho biết, do ảnh hưởng của mưa lũ trên địa bàn đã làm sập 2 căn nhà của người dân, nhiều lợn gà, tài sản của dân cũng bị cuốn trôi theo dòng nước.
Sáng 12/7, được sự phân công của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, Đoàn kiểm tra công tác phòng chống thiên tai của Bộ Thông tin và Truyền thông làm việc, kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai năm 2023 tại Kon Tum.
Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài đã ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng điều tiết nước tưới của các công trình hồ chứa, đập thủy lợi. Là thủ phủ cà-phê của tỉnh Kon Tum, nhiều diện tích cà-phê tại huyện Đăk Hà đã xuất hiện tình trạng cháy lá, khô cành và quả non do không bảo đảm nguồn nước tưới tiêu.
Ngày 16/3, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum cho biết, do thời tiết khô hạn kéo dài, toàn tỉnh có 8/10 huyện, thành phố nằm trong cảnh báo nguy cơ cháy rừng cấp V, cấp cực kỳ nguy hiểm, có khả năng cháy lớn và lan nhanh trên các loại rừng.
Tính từ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tới nay, đã có 14 trận động đất có độ lớn trên 2,5 tại huyện Kon Plông (Kon Tum). Cá biệt, ngày 9/2 đã có tới 5 trận động đất liên tiếp tại khu vực này. Theo ông Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, động đất ở khu vực này là hiện tượng động đất kích thích do các hồ chứa thủy điện gây ra.
Trong chiều 7/2, 2 trận động đất cách nhau chỉ 1 giờ đồng hồ đã diễn ra tại huyện Kon Plong, Kon Tum. Hiện, Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần đang tiếp tục theo dõi các trận động đất này.
Chiều ngày 28/11, tại thành phố Kon Tum, Ban Chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Kon Tum tổ chức hội nghị Tổng kết công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng năm 2022, triển khai nhiệm vụ 2023 trên địa bàn.
Sáng 2/11, tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị tập huấn, thực hành nâng cao năng lực cán bộ làm công tác phòng, chống thiên tai cấp huyện trong việc tổ chức triển khai tập huấn cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã.
Dự báo, chiều và tối 11/10, ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Khánh Hòa và Kon Tum tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ vùng núi; sạt lở đất trên sườn dốc, sụt lún đất tại các khu vực trên.
Lũ quét, lũ bùn đá là mối nguy cơ thường trực đối với các vùng có địa hình đồi núi. Trượt lở là nguyên nhân làm tăng sức tàn phá của các trận lũ quét. Theo các nhà khoa học địa chất, qua các trận lũ quét lớn xảy ra gần đây ở các địa phương, cần nghiên cứu sâu hơn về hiện tượng trượt lở, nhất là trượt lở hàng loạt, và cần nghiên cứu tính chu kỳ lặp lại của hiện tượng trượt lở, lũ quét, để góp phần dự báo, cảnh báo, hạn chế những tổn thất do lũ quét gây ra.
Hình ảnh nước lũ chảy xiết, ghi nhận sáng 28/9, tại cây cầu trên Tỉnh lộ 678, đoạn qua địa bàn thôn Đắk Pet 1, xã Đắk Na, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống, ứng phó với bão số 4 (Noru), Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Kon Tum vừa ra Quyết định 3194/QĐ-BCH thành lập 3 Đoàn kiểm tra công tác phòng chống, ứng phó bão số 4 trên địa bàn tỉnh.
Chiều 24/8, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đã tổ chức họp trực tuyến với các bộ, ban, ngành và 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam để bàn các giải pháp ứng phó với tình hình động đất trong 2 ngày 23 và 24/8 tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
Ngày 23/8, trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã liên tiếp xảy ra một số trận động đất. Ngay trong ngày, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký ban hành Công điện số 750/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan ứng phó, khắc phục hậu quả do động đất tại khu vực này.
Sáng 11/7, tại thành phố Kon Tum, Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về công tác kiểm tra tình hình triển khai các quy định pháp luật về phòng, chống thiên tai và thi hành pháp luật khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh Kon Tum.