Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết, theo chỉ đạo của Chính phủ, đối với các khoáng sản chiến lược như đất hiếm hay vonfram, Bộ này đang nghiên cứu xây dựng, hướng tới đưa ra những khung chính sách riêng, đặc thù và chiến lược để quản lý.
Tám mỏ đất hiếm ở các quốc gia như Tanzania, Angola, Malawi, Nam Phi và Uganda dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất vào năm 2029 và đóng góp 9% nguồn cung toàn cầu.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, thị trường đất hiếm hết sức phức tạp, chủ yếu do các nước lớn đang điều hành; do đó, việc khai thác đất hiếm đã được Chính phủ chỉ đạo sát sao.
Nhằm thúc đẩy vị thế “siêu cường về năng lượng tái tạo” của Australia, chính phủ nước này vừa quyết định cấp 840 triệu AUD (550 triệu USD) để xây dựng nhà máy lọc và khai thác đất hiếm kết hợp đầu tiên.
Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, song việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu đang phải đối mặt với nhiều thách thức và trở ngại. Do đó, rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ và các cơ quan liên quan để cụ thể hóa các cơ hội hợp tác, kết nối và huy động các nguồn lực xây dựng ngành bán dẫn Việt Nam.
Cam kết đóng góp tích cực vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ngành công nghiệp bán dẫn trên thế giới, Việt Nam tin tưởng sẽ trở thành một đối tác tin cậy và là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng sản xuất bán dẫn toàn cầu trong tương lai không xa.
Trong 4 đề xuất để nâng cao sản lượng khai thác đất hiếm, sản xuất chíp bán dẫn, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, Việt Nam phải có chính sách chế biến sâu và không xuất thô khoáng sản này.
Sáng 18/10, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hội thảo khoa học “Đất hiếm Việt Nam - Thực trạng công nghệ khai thác, chế biến và triển vọng”, nhằm đánh giá tiềm năng của đất hiếm Việt Nam, tác động của khai thác và chế biến đất hiếm đến môi trường, môi sinh, tiềm lực khoa học và công nghệ để phát triển công nghệ chế biến đất hiếm.
Một cuộc điều tra của các nhà bảo tồn đã tìm ra những bằng chứng cho thấy việc khai thác khoáng sản quý hiếm dưới đáy biển sâu có thể gây ra thiệt hại “trên diện rộng và không thể đảo ngược” cho hành tinh này. Trong lúc các công ty khai thác đang xúc tiến việc khai thác các nguyên liệu - vốn rất quan trọng đối với lĩnh vực năng lượng thay thế - bởi nguồn cung trên đất liền đang cạn kiệt.
Các nguyên tố đất hiếm, một kim loại quan trọng trong điện thoại thông minh và xe điện, giờ đây có thể được chiết xuất từ chất thải than, còn gọi là tro bay, thay vì được khai thác từ mỏ.