Đánh giá cao tiềm năng của các thị trường CPTPP, đặc biệt là châu Mỹ, các chuyên gia cho rằng cần tăng cường kết nối với các thị trường này, nhất là khi lợi thế từ các quy định CPTPP đối với các thị trường ở châu Mỹ vẫn chưa được khai thác hết.
Từ một nền kinh tế nông nghiệp khép kín, Việt Nam đã vươn lên trở thành trung tâm sản xuất và dịch vụ năng động chỉ trong vòng vài thập kỷ. Các hiệp định thương mại tự do và chính sách cải cách liên tục là động lực quan trọng giúp Việt Nam khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế toàn cầu, trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu và điểm đến đầu tư hấp dẫn.
Việt Nam và Nhật Bản cần nghiên cứu cơ chế để tạo đột phá hơn nữa trong hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư; Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát huy các thế mạnh bổ trợ của hai nền kinh tế.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, các hiệp định thương mại tự do (FTA) được coi là bước đà quan trọng để ngành thủy sản “cất cánh”, trong đó có cá tra.
Quốc hội giao Thủ tướng chịu trách nhiệm phê duyệt và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan ở trung ương và địa phương triển khai kế hoạch thực hiện văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.
Vương quốc Anh cam kết xóa bỏ 94,4% số dòng thuế cho Việt Nam ngay khi việc gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của nước này chính thức có hiệu lực (mức cam kết với các nước thành viên CPTPP khác là 93,9%).
Ngày 16/3, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết vừa phối hợp với Công ty CSP tổ chức hội thảo "Giải pháp kỹ thuật số Style 3D cho ngành may mặc" với sự tham gia của các nhà tạo mẫu, doanh nghiệp liên quan.
Nhận lời mời của Thủ tướng Australia Anthony Albanese và Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Australia, thăm chính thức Australia và thăm chính thức New Zealand từ ngày 5 đến 11/3.
Sau 5 năm kể từ khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực tại Việt Nam (từ ngày 14/1/2019), xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam là một trong những lĩnh vực thay đổi tích cực nhờ tận dụng ưu đãi thuế quan trong thương mại với các nước thành viên.
Các hiệp định thương mại tự do (FTA) là cơ hội để Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Song, để tận dụng lợi thế các hiệp định, việc hoàn thiện thể chế, hệ thống chính sách pháp luật phù hợp các cam kết quốc tế là yêu cầu đặt ra.
Nhằm thực hiện các nội dung về quyền sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đoàn công tác liên ngành Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Tài chính Việt Nam đã được mời sang Canada tập huấn từ ngày 27/11 đến 2/12/2023.
Sau thời gian trầm lắng, gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu, từ đầu quý IV đến nay, mặt hàng cá tra có dấu hiệu phục hồi. Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VINAPA), tính đến hết tháng 10/2023, kim ngạch xuất khẩu cá tra của cả nước đạt hơn 1,5 tỷ USD.
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một trong những Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho hàng Việt Nam xuất khẩu.
Chín tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước ước đạt 259,67 tỷ USD, giúp Việt Nam đạt xuất siêu 21,68 tỷ USD. Tuy xuất khẩu giảm so cùng kỳ, nhưng đã thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của các ngành, các cấp và cộng đồng doanh nghiệp. Đáng chú ý, hoạt động xuất khẩu trong bốn tháng liên tiếp gần đây đều duy trì được đà tăng trưởng, thể hiện dấu hiệu hồi phục tích cực.
Năm thành phố trực thuộc Trung ương gồm Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh là những đầu tàu của kinh tế vùng, cũng là những địa phương trọng điểm triển khai công tác hội nhập quốc tế và thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Quan hệ giữa Lào và Việt Nam trong mọi lĩnh vực đang ở mức cao chưa từng có trong lịch sử quan hệ hai nước. Đây là chia sẻ của Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Lào, Chủ tịch Ủy ban Hợp tác Lào-Việt Nam Khamjane Vongphosy về hợp tác hai nước thời gian qua.
Theo Nghị định số 68/2023/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, bổ sung Malaysia, Chile và Brunei áp dụng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022- 2027.
Với mục tiêu xây dựng Quảng Ngãi trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn, thuận lợi, minh bạch, an toàn, thời gian qua, song song với việc cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tháo gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp, tỉnh Quảng Ngãi còn chủ động kết nối, hỗ trợ và hướng dẫn thủ tục cho các nhà đầu tư. Nhờ đó, công tác xúc tiến, thu hút đầu tư của tỉnh có nhiều khởi sắc, góp phần tạo lực đẩy cho tăng trưởng kinh tế.
Sau gần hai năm đàm phán, Anh đã đạt thỏa thuận về nguyên tắc để gia nhập Hiệp định Ðối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) ngày 31/3 và chính thức gia nhập khối ngày 16/7 vừa qua tại Auckland (New Zealand). Sự kiện này đưa Vương quốc Anh trở thành thành viên mới đầu tiên kể từ khi khối thành lập năm 2018, mở ra nhiều cơ hội và triển vọng mới cho tự do hóa thương mại toàn cầu.
Các nước thành viên Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trong đó có Việt Nam, đã chính thức mở rộng cánh cửa chào đón Anh tham gia sau gần 2 năm đàm phán. Sự kiện này không chỉ đánh dấu đợt mở rộng đầu tiên của CPTPP, mà còn có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế và chính trị đối với Xứ sở sương mù.
Ngày 4/4, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội (35 Ngô Quyền), Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội thảo khoa học về hoàn thiện pháp luật bảo đảm sự phát triển của thị trường giao dịch hàng hóa tương lai trong bối cảnh cam kết của Việt Nam theo các hiệp định EVFTA và CPTPP.
Trong khuôn khổ Năm hữu nghị Việt Nam-Vương quốc Anh 2023, kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước, Đại sứ quán Việt Nam tại Anh phối hợp vùng Scotland (thuộc Anh) và Hiệp hội Whisky Scotland vừa tổ chức sự kiện Kết nối Việt Nam-Scotland.
Sáng 30/11, tại Tiền Giang, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) phối hợp Sở Công thương tỉnh Tiền Giang tổ chức hội thảo: “Bàn giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường khu vực EVFTA và CPTPP trong bối cảnh mới”.
Ngày 5/10, Chính phủ Malaysia thông báo đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và trở thành quốc gia thứ chín phê chuẩn hiệp định này.
Ngày 10/8, Tổng thống Costa Rica Rodrigo Chaves tuyên bố nước này chính thức đề nghị gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trong động thái hướng tới tăng cường quan hệ thương mại với các nền kinh tế châu Á.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ năm 2019. Sau 3 năm có hiệu lực, CPTPP đã trở thành đòn bẩy cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang nhiều thị trường mới.
Sau 3 năm tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), doanh nghiệp Việt Nam đã khai thác khá tốt hiệp định này dưới nhiều chiều khía cạnh. Đặc biệt, doanh nghiệp ngành thủy sản đã hưởng lợi tương đối lớn từ hiệp định này.
Qua rà soát, một số quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự vẫn chưa tương thích với Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đòi hỏi cần có điều chỉnh để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và đúng lộ trình thực hiện các cam kết trong CPTPP.