Kinh phí đầu tư và quỹ đất để phát triển mảng xanh công cộng là hai trong số nhiều trở lực khiến chỉ tiêu tăng thêm 150 ha đất công viên công cộng (tương đương 0,65 m²/người) đến năm 2025 ở Thành phố Hồ Chí Minh khó thực hiện được như Chương trình Phát triển công viên và cây xanh công cộng mà thành phố đề ra. Ước tính, để hoàn thành chỉ tiêu này, thành phố cần nguồn kinh phí đầu tư khoảng 9.000 tỷ đồng.
Hè về cũng là thời điểm những đề xuất xây dựng, cải tạo sân chơi cho trẻ em chuyển đến doanh nghiệp xã hội Think Playgrounds (Nghĩ về sân chơi) nhiều hơn. Họ vừa phải tìm giải pháp thiết kế, thi công, và quan trọng nhất, phải tìm nguồn kinh phí để có thể xây dựng những công viên, sân chơi. Khó khăn là thế, nhưng sau 10 năm hoạt động, Think Playgrounds đã kiến tạo được tới 240 sân chơi "0 đồng", trải khắp từ bắc vào nam. Tất cả những sân chơi ấy đều mang thông điệp thân thiện với môi trường, thân thiện với người khuyết tật.
Đất chật người đông, bởi vậy, công viên, vườn hoa thật sự là những không gian quý báu với đời sống cộng đồng của Hà Nội. Đã có quãng thời gian không gian này chưa được quan tâm đúng mức khiến một số công viên bị bỏ hoang, dang dở, hay người dân ngại tới vì điều kiện vệ sinh không bảo đảm. Song, thời gian gần đây, thành phố đã nỗ lực cải tạo, nâng cấp khiến nhiều công viên, vườn hoa được “sống lại”, trở thành những “lá phổi xanh” trong lành, nhất là khi mùa hè đang đến gần.
Ngày 26/3, Thường trực Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã tổ chức giao ban quý I/2024 với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã về công tác bàn giao, cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới các công viên, vườn hoa trên địa bàn thành phố.
Nằm trong khuôn khổ Ngày hội Du lịch tỉnh Vĩnh Long lần thứ 3 năm 2023 diễn ra từ ngày 23 đến ngày 25/12 tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long với chủ đề: “Vĩnh Long - Điểm hẹn phương Nam”, tỉnh Vĩnh Long đã triển khai thực hiện nhiều công trình nghệ thuật, trong đó nổi bật là Công viên nghệ thuật gốm đỏ Vĩnh Long.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Lê Quang Nam vừa ký phê duyệt Quy hoạch công viên sinh thái và quảng trường ghềnh Nam Ô (quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng). Tương lai tại đây hình thành công viên sinh thái và quảng trường để bảo vệ ghềnh Nam Ô, tổ chức không gian công cộng kết hợp khai thác du lịch để phục vụ người dân, du khách.
Trong khi người dân nội thành Hà Nội thiếu không gian công cộng, không gian sinh thái thì khu vực bãi nổi sông Hồng, với diện tích lên tới hơn 300ha, vẫn bị bỏ hoang nhiều năm nay. Thành phố Hà Nội đang tìm giải pháp biến bãi nổi này thành công viên sinh thái.
Sau nhiều năm tồn tại, nhiều hạng mục công trình vi phạm quy hoạch, đất đai, trật tự xây dựng tại Công viên Tuổi trẻ Thủ đô đã được tháo dỡ. Tuy nhiên, hiện trạng công viên vẫn nhếch nhác, cần sớm được cải tạo, nâng cấp để phục vụ tốt nhu cầu vui chơi của người dân.
Ngoài tạo cảnh quan, môi trường xanh, công viên còn là nơi người dân thường xuyên tập trung thư giãn, nghỉ ngơi, thể dục, thể thao... Tuy nhiên, nhiều người dân lại đang ngại đến đây do phần lớn công viên của thành phố hiện đều thiếu bãi giữ xe.
Với nỗ lực trong năm 2023 phải làm “sống lại” các công viên, thành phố Hà Nội đang tập trung nguồn lực, đa dạng các nguồn vốn đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới các công viên, vườn hoa để sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng, phục vụ người dân.
Theo thống kê của các cơ quan quản lý chức năng, hiện tổng diện tích đất quy hoạch công viên (có cây xanh) toàn thành phố trong các đồ án quy hoạch lên đến hơn 11.400ha, tương ứng với chỉ tiêu 7m2 đất có cây xanh/người, nhưng con số thực tế lại rất ít.
Phần diện tích công cộng quanh các hồ nước tự nhiên, hồ điều hòa vốn là khoảng “không gian xanh” ít ỏi còn sót lại của Thủ đô Hà Nội và là nơi để người dân hoạt động thể dục, thể thao, vui chơi, thư giãn. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay, những “không gian xanh” đang bị chiếm dụng để biến thành nơi kinh doanh, buôn bán, bãi trông giữ xe…
Một số quốc gia trên thế đã thực hiện các giải pháp mở rộng không gian công cộng bằng cách cải tạo các công viên vốn có và xây mới thêm công viên, giải tỏa “cơn khát” không gian công cộng, đặc biệt là các không gian xanh. Đồng thời, trong bối cánh dịch bệnh, mở rộng không gian công cộng cũng góp phần cải tạo chất lượng không khí, nâng cao sức khỏe người dân.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 34/2020/QĐ-UBND về quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật duy trì công viên, cây xanh và chăn nuôi động vật trưng bày trên địa bàn thành phố.