Thấm nhuần đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc Việt Nam và ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các bậc tiền bối, Đảng và Nhà nước ta đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn quan tâm, chỉ đạo, tiếp tục làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những người có công với cách mạng. Coi đây là bổn phận, nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
94 người mẹ ở xã Hải Thượng vinh dự được Ðảng và Nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu cao quý Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đến nay còn sống được 2 người. Câu chuyện về lòng trung hiếu với Tổ quốc và tình mẫu tử của họ như những trang gia phả thắm đỏ.
Khiến cả thế giới biết đến như một biểu tượng của những chiến công hiển hách, sự hy sinh anh dũng để giành lấy nền độc lập, tự do cho Tổ quốc, Thành cổ Quảng Trị và thị xã Quảng Trị hôm nay đang bước những bước đầu tiên trên hành trình xác lập một vị thế lịch sử mới: Trở thành điểm đến vì hòa bình của nhân loại.
Sáng 24/7, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ và tuyên dương đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2022. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Chủ tịch nước cùng bạn đọc.
Để kịp thời tôn vinh và tri ân những người đã ngã xuống vì Tổ quốc, nhưng vì nhiều lý do chưa được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội xét, đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận là liệt sĩ, ở Quảng Bình có một danh xưng đặc biệt - “Liệt sĩ xã”.
Chiều 23/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gặp mặt thân mật các đại biểu người có công tiêu biểu trong toàn quốc, nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022). Tại buổi gặp mặt, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Những ngày đầu tháng 7, chúng tôi ghé thăm Khu Di tích lịch sử quốc gia Truông Bồn (Nghệ An) - mảnh đất từng chứng kiến cuộc đọ sức quyết liệt giữa ý chí, tinh thần thép của những con người quả cảm với bom đạn khốc liệt của quân thù. Nơi đây, tháng 10/1968, 13 chiến sĩ thanh niên xung phong của "Tiểu đội thép" đã anh dũng hy sinh, làm nên khúc tráng ca Truông Bồn bất tử.
Được công nhận là liệt sĩ và hưởng các chế độ theo quy định đã 58 năm, bỗng một ngày gia đình cụ Đỗ Bá Tiềm bị cắt chế độ thân nhân liệt sĩ vì khi rà soát không có hồ sơ gốc lưu trữ tại Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình. Còn không ít những trường hợp như cụ Tiềm, vì không đủ hồ sơ gốc mà cho đến nay, những hy sinh, cống hiến vẫn chưa được ghi nhận...
Những ngày tháng 7 này, nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7), cán bộ, chiến sĩ các cơ quan, đơn vị quân đội tổ chức thực hiện đợt thi đua cao điểm "Uống nước nhớ nguồn, tri ân người có công với cách mạng", bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
Khiến cả thế giới biết đến như một biểu tượng của những chiến công hiển hách, sự hy sinh anh dũng để giành lấy nền độc lập, tự do cho Tổ quốc, Thành cổ Quảng Trị và thị xã Quảng Trị hôm nay đang bước những bước đầu tiên trên hành trình xác lập một vị thế lịch sử mới: Trở thành điểm đến vì hòa bình của nhân loại.
Ở Quảng Trị, nhiều người biết câu chuyện của anh Phạm Công Đức, 11 năm đeo đuổi hành trình thủ tục làm chứng nhận liệt sĩ cho cha mình. Dù sự thật rõ ràng tưởng chừng như không thể nói không, nhưng hành trình của anh vẫn cứ rơi vào bế tắc, bởi “theo quy định” thì “không thể”.
Theo Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi cho người có công với cách mạng có hiệu lực từ ngày 15/9, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 1,624 triệu đồng.