Trung tâm Dữ liệu quốc gia được Chính phủ giao Bộ Công an xây dựng, quản lý, khai thác và vận hành nhằm thực hiện việc tích hợp, đồng bộ, lưu trữ, chia sẻ, phân tích, khai thác, điều phối dữ liệu của các cơ quan Nhà nước theo quy định của pháp luật, nhằm hình thành kho dữ liệu về con người và kho dữ liệu tổng hợp từ các cơ sở dữ liệu quốc gia.
Ngày11/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 131/CĐ-TTg về việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Chuyển đổi số được Đại hội XIII của Đảng xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học-công nghệ phục vụ công cuộc chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Nhằm cắt giảm giấy tờ đất đai trong thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực cư trú trên địa bàn thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa giao Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương đẩy nhanh tiến độ số hóa Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; chuẩn bị mở rộng khai thác dữ liệu đất đai trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
Sáng 8/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Dữ liệu. Các đại biểu Quốc hội thống nhất sự cần thiết xây dựng Luật nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về dữ liệu, bảo đảm công tác chuyển đổi số quốc gia, và đề nghị cân nhắc việc thành lập Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia, giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này.
Việc đưa vào vận hành, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) đã làm thay đổi nhận thức và cung cấp tiện ích lớn đối với mỗi CBCCVC, tạo một sổ tay điện tử thông tin cá nhân có thể dễ dàng truy cập tra cứu, trích xuất, lưu trữ các thông tin về: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quá trình tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, lương, phụ cấp, khen thưởng, lý lịch bất cứ lúc nào.
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, đến thời điểm hiện tại các doanh nghiệp viễn thông di động đã hoàn thành đối soát, chuẩn hoá thông tin thuê bao của 125 triệu thuê bao đang hoạt động. Mỗi tháng các doanh nghiệp viễn thông đã chặn khoảng 50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao phát tán cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo.
Kế hoạch của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết số 175/NQ-CP của Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm Dữ liệu quốc gia yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác quản lý dữ liệu, nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử; xác định rõ trách nhiệm và phân công cụ thể nội dung công việc, yêu cầu về chất lượng, thời gian tiến hành và trách nhiệm của các tổ chức, đơn vị có liên quan.
Sáng 10/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số dự Ngày chuyển đổi số quốc gia với chủ đề "Tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị". Chương trình do Văn phòng Chính phủ phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.
“Ði từng ngõ, gõ từng nhà” và “làm hết việc chứ không hết giờ” để tạo điều kiện cao nhất cho người dân làm thủ tục. Cách làm và quyết tâm cao ấy đã giúp quận Hà Ðông trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu thành phố trong thực hiện Ðề án 06 và Mệnh lệnh số 01 của Giám đốc Công an thành phố Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành văn bản số 452/TTg-KSTT gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tháo gỡ các “điểm nghẽn” triển khai Đề án 06.
Sáng 20/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch) với chủ đề “Tư duy mới-Tầm nhìn mới-Cơ hội mới-Giá trị mới”.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành văn bản đôn đốc, hướng dẫn triển khai Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của các cá nhân, tổ chức.
Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm hiện đại hóa, chuyển đổi số công tác kiểm soát tài sản, thu nhập, thiết lập hạ tầng công nghệ thông tin, các quy trình hệ thống hóa.
Ngày 25/2, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ ngành thông tin và truyền thông năm 2022 và giai đoạn 2022-2025; phổ biến nội dung Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Ngay trong đầu năm 2022, Bộ Công an sẽ hoàn thành việc đưa lên mức độ 3, mức độ 4 đối với 14/25 thủ tục hành chính thiết yếu liên quan đến người dân và nhiều tiện ích khai thác từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Ngày 1-7, hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chính thức được vận hành, ghi dấu mốc quan trọng trong công tác điều hành và phát triển đất nước. Bảo hiểm xã hội Việt Nam là đơn vị đầu tiên ngoài ngành Công an được lựa chọn để triển khai dịch vụ kết nối và xác thực dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia đã kết nối với hơn 200 hệ thống thông tin của hơn 85 bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp; kết nối với năm cơ sở dữ liệu quốc gia, bảy hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương.
Theo đề xuất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm gồm chín nhóm thông tin cần thiết liên quan đến người dân để thực hiện chính sách bảo hiểm.