Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu ý kiến.

Đội ngũ giáo viên cần đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới

Phát biểu khai mạc phiên họp thứ hai của Đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ: Mục tiêu của giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” để chỉ ra được những mặt tốt, tiếp tục phát huy các thành quả đã đạt được, đồng thời nhìn nhận rõ những tồn tại, vướng mắc để kịp thời khắc phục, tháo gỡ.
“Ngóng” sách giáo khoa lớp 10 khi triển khai chương trình mới

“Ngóng” sách giáo khoa lớp 10 khi triển khai chương trình mới

Năm học này, ngành giáo dục bắt đầu triển khai giảng dạy chương trình, sách giáo khoa ở các lớp 3, 7 và 10 theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Chỉ còn nửa tháng nữa là bước vào năm học mới, nhưng nhiều học sinh và các bậc cha mẹ, cơ sở giáo dục vẫn chưa tiếp cận được sách giáo khoa lớp 10.
Môn học lần đầu xuất hiện trong chương trình lớp 6

Môn học lần đầu xuất hiện trong chương trình lớp 6

Năm học 2021-2022 là năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 6. Có một số môn học và hoạt động giáo dục lần đầu xuất hiện trong chương trình mới: Tích hợp Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

Đại biểu Quách Thế Tản tại phiên thảo luận ở hội trường, Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV

Đổi mới giáo dục bắt đầu từ đổi mới tư duy quản lý giáo dục

Thảo luận tại hội trường về các Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước, Chính phủ, các đại biểu Quốc hội thể hiện nhiều trăn trở về giáo dục, đào tạo. Bên cạnh những thành tựu đạt được, theo các đại biểu, giáo dục đào tạo còn nhiều việc phải làm để khắc phục những tồn tại, hạn chế, nhất là việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, vấn đề biên soạn, sử dụng sách giáo khoa sao cho thiết thực và có hiệu quả.

Học sinh Trường tiểu học Nậm Cắn (Kỳ Sơn, Nghệ An) nhận SGK mới do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trao tặng (Ảnh: NXBGDVN)

Hoàn thành phát hành sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 trước ngày 31-7

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) của các địa phương phải hoàn thành trước khai giảng năm học mới tối thiểu 5 tháng. Việc in ấn và phát hành SGK phải được các nhà xuất bản hoàn thành trước 31-7 nhằm cung ứng sách kịp thời đến tất cả học sinh, giáo viên để triển khai thực hiện năm học mới.

Học sinh tiểu học

Đánh giá diện rộng quốc gia học sinh cuối cấp

Chương trình Đánh giá diện rộng quốc gia kết quả học tập của học sinh lớp 5, 9, 12 năm học 2019-2020 đã chọn mẫu ngẫu nhiên và tổ chức đánh giá trên gần 57.000 học sinh của ba khối lớp 5, 9, 12; gần 51.000 phụ huynh học sinh; hơn 5.200 giáo viên, 1.029 hiệu trưởng, của 1.029 trường tiểu học, THCS, THPT của 63 tỉnh thành.

Giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình, xã Đăk Rơ Wa, TP Kon Tum tham gia bồi dưỡng Modun 1, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 bằng hình thức tự học qua mạng.

Bảo đảm chất lượng dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Nhằm bảo đảm việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông năm học 2020-2021, ngay từ đầu năm học, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Kon Tum đã xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới hướng đến mục tiêu đạt hiệu quả cao và phù hợp với tình hình, điều kiện của địa phương. Đến nay, công tác nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị… chuẩn bị cho năm học mới đã sẵn sàng.