Những ngày qua, do hoàn lưu của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 2, trên địa bàn tỉnh Hà Nam có mưa lớn kéo dài làm 2.656,7ha lúa và hoa màu bị ngập úng.
Ngày 12/8, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa cho biết, ứng phó với mưa bão số 2, chính quyền một số địa phương đã chủ động sơ tán các hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đến nơi an toàn.
Trong 2 ngày 11 và 12/8, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có mưa vừa, mưa to và giông, có nơi mưa rất to, đã khiến 1 cháu nhỏ bị lũ cuốn trôi khi đi qua đập tràn.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 2, từ chiều ngày 10 đến ngày 12/8, trên địa bàn tỉnh Sơn La có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và giông, gây thiệt hại hơn 7 tỷ đồng.
Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn tỉnh Phú Thọ, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, trong những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có mưa lớn kéo dài khiến mực nước các sông, suối dâng cao gây ngập úng cục bộ tại một số địa phương, thiệt hại lớn về người và của.
Theo Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hòa Bình, trên địa bàn tỉnh từ đêm ngày 9 đến ngày 11/8 xảy ra mưa to đã làm thiệt hại lớn về người và tài sản. Trong hai ngày qua, mưa lũ trên địa bàn tỉnh đã làm 5 người chết và mất tích.
Ngày 12/8, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai có văn bản đề nghị Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh miền núi phía bắc triển khai các phương án ứng phó với mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất.
Người nuôi tôm hùm ở khu phố Phước Lý, phường Xuân Yên, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên bị thiệt hại nặng do hiện tượng tôm hùm chết hàng loạt ở một hộ nuôi. Theo thống kê ban đầu, ngư dân thiệt hại gần 2,5 tỷ đồng.
Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hòa Bình, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, ngày 11/8, trên địa bàn tỉnh có mưa to và rất to khiến 1 người chết và 1 người mất tích, khi đi qua suối tại thôn Đồng Bong, xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy.
Trưa 11/8, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai có văn bản số 424/VPTT đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình, các tỉnh miền núi phía bắc tập trung ứng phó với mưa lớn và hoàn lưu áp thấp nhiệt đới.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, sáng nay (11/8), áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 2) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Đông Bắc của Bắc Bộ. Trong 12 giờ tới, vùng áp thấp tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc và tan dần.
Ngày 10/8, Bộ Y tế có công điện gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ về việc triển khai công tác y tế ứng phó với bão số 2 (Mulan).
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, sáng nay (11/8), áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 2 đã đi vào khu vực các tỉnh Quảng Ninh-Hải Phòng. Trong 6 giờ tới, áp thấp di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi sâu vào đất liền các tỉnh Bắc Bộ và suy yếu dần thành vùng áp thấp.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, hôm nay (11/8), ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa to đến rất to với lượng mưa có nơi hơn 120mm. Trong mưa dông đề phòng lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh vùng núi.
Liên tiếp trong tháng 7/2022, hai vụ chìm tàu cá gây thiệt hại lớn về người và tài sản xảy ra tại vùng biển miền trung, gồm vụ tàu BTH 97478 TS ở Bình Thuận bị chìm ngày 10/7 làm 6/15 ngư dân bị chết và vụ tàu BÐ 91464 TS bị phá nước, chìm cách thành phố Nha Trang khoảng 120 hải lý ngày 20/7… Những vụ việc nêu trên tiếp tục gióng lên hồi chuông báo động với tàu bè và ngư dân đi biển, nhất là khi mùa mưa bão đang vào giai đoạn cao điểm...
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, hồi 22 giờ ngày 10/8, vị trí tâm bão cách đảo Bạch Long Vĩ khoảng 140km về phía Đông Bắc, cách Quảng Ninh khoảng 150km về phía Đông Nam, cách Nam Định 250km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10.
Chiều 10/8, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai cùng Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai đã đi kiểm tra, đôn đốc công tác ứng phó với bão số 2 tại một số khu vực trọng yếu của quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.
Từ 18 giờ chiều 10/8, các hoạt động giao thông vận tải đường thủy nội địa, phà sông, phà biển, tuyến cáp treo Cát Hải-Phù Long, các hoạt động vui chơi giải trí trên các khu vực biển, ven biển, đảo và ven sông trên địa bàn thành phố Hải Phòng tạm ngừng hoạt động.
Để ứng phó bão số 2, chính quyền, cơ quan chức năng tỉnh Nam Định đã ban hành lệnh cấm biển từ 17 giờ ngày 10/8, đồng thời chủ động triển khai nhiều biện pháp nhằm hạn chế thiệt hại.
Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 2, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận gửi công điện khẩn tới các địa phương, trong đó thực hiện ngay việc cấm biển từ 15 giờ chiều 10/8.
Ngày 9/8, thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn tỉnh Gia Lai cho biết, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã có mưa to đến rất to, gây ngập, ngập cục bộ nhiều nơi và nhấn chìm gần 900ha hoa màu và nhà ở của người dân.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã có công điện yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố ven biển, các sở, ngành, đơn vị liên quan chủ động triển khai các biện pháp ứng phó, phòng, chống bão số 2.
Chiều 10/8, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai có công văn số 422/VPTT đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng và Thái Bình khẩn trương triển khai các phương án ứng phó với bão số 2.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, hồi 16 giờ ngày 10/8, vị trí tâm bão cách đảo Bạch Long Vĩ khoảng 200km về phía Đông Đông Bắc, cách Quảng Ninh khoảng 200km về phía Đông Nam, cách Nam Định 320km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10.
Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng Bắc Bộ, do ảnh hưởng của bão số 2, từ chiều tối 10/8 đến ngày 12/8, trên địa bàn TP Hà Nội có mưa to đến rất to và dông, với lượng mưa phổ biến từ 120-180mm, có nơi hơn 180mm. Đợt mưa này có thể kéo dài và diễn biến phức tạp do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các khu vực miền núi và ngập úng tại các khu vực trũng thấp.
Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có mưa vừa, có nơi mưa to. 6 giờ sáng 10/8, mưa lớn đã gây ngập nhiều nhà cửa và hàng nghìn ha cây trồng tại các địa phương trong tỉnh, nhất là tại huyện biên giới Ea Súp.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của bão số 2, chiều tối và đêm nay (10/8), ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa có nơi hơn 90mm; riêng khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng có nơi hơn 120mm.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/giờ), giật cấp 11.
Trước tình hình bão số 2 có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến Hải Phòng, chiều 9/8, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã có công văn hỏa tốc số 4738/UBND-TL gửi các ngành, địa phương, đơn vị triển khai các biện pháp chủ động ứng phó với bão số 2.