Ngày 28/9, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị Lê Quang Lam cho biết, Dự án “Tăng cường Hành động sớm để phòng ngừa thiên tai hiệu quả ở miền Trung Việt Nam” do Tổ chức CRS tại Việt Nam viện trợ vừa phối hợp với Văn phòng và chính quyền địa phương cấp phát hỗ trợ tiền mặt cho 530 hộ gia đình dễ bị tổn thương do thiên tai
Ngày 26/9, đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng các thành viên đoàn công tác của Chính phủ đi kiểm tra tình hình thiệt hại, công tác khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Sau hơn 1 ngày tạm ngừng lưu thông để khắc phục sự cố sạt lở, từ trưa 26/9, tuyến tỉnh lộ 721 kết nối Lâm Đồng và Bình Phước được thông tuyến, các phương tiện được lưu thông qua đường tránh tạm tại khu vực sạt lở.
Ngày 26/9, Ủy ban nhân dân xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình cho biết, trong ngày hôm qua, Bộ đội biên phòng, Công an xã và lực lượng tại chỗ do xã huy động đã hoàn thành việc đắp vá tạm các ngầm tràn trên tuyến đường vào vùng Lòm bị hư hỏng sau mưa lũ.
Đợt mưa lũ vừa qua làm hàng nghìn hộ ở các địa phương trong tỉnh Thanh Hóa bị ngập nước. Nước rút đến đâu, các gia đình chủ động dọn dẹp, làm vệ sinh nhà ở. Các cán bộ trong hệ thống chính trị cùng các lực lượng cũng đồng hành tổng vệ sinh môi trường sau mưa lũ.
Chiều 24/9, trong lúc đi tuần đê, lực lượng chức năng xã Định Tân, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa phát hiện, cứu hộ thành công một người mắc kẹt trên cây nội đê sông Mã đang ngập nước.
Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa ban hành Công điện số 16 về tăng cường lãnh, chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa, lũ, ngập lụt, sạt lở đất gây ra, khẩn trương thống kê thiệt hại, sớm khôi phục sản xuất và ổn định đời sống nhân dân.
Ngày 23/9, Sở Giao thông vận tải tỉnh Kon Tum cho biết, do ảnh hưởng của mưa kéo dài, nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh Kon Tum bị sạt lở, gây ách tắc giao thông.
Chiều 23/9, ông Lê Huy Khoa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) cho biết, do mưa lớn kéo dài, nước trên thượng nguồn đổ về làm nước sông Lam Trà dâng cao, dẫn đến nguy cơ tràn đê bao.
Do mưa lớn kéo dài, nhiều trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh Nghệ An bị ngập nước. Trong sáng 23/9, hàng nghìn con gà ở hai trang trại chăn nuôi được phát hiện bị chết.
Từ 19 giờ ngày 22 đến 6 giờ ngày 23/9, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa lượng mưa phổ biến dưới 20mm nhưng nước từ khu vực thượng Lào và tỉnh bạn đổ sang và doanh nghiệp quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, thủy điện vận hành xả lũ theo lượng nước về hồ.
Sáng 23/9, mưa lớn kéo dài đã khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) bị ngập nặng. Để bảo đảm an toàn cho học sinh, nhiều trường học đã thông báo cho học sinh nghỉ học.
Sáng 23/9, mưa lớn cục bộ tiếp tục kéo dài ở khu vực phía tây Hà Tĩnh, lũ trên các sông ở Hương Sơn, Hà Tĩnh lên nhanh, gây ngập lụt cục bộ ở vùng trũng thấp, khu dân cư hạ lưu các sông. Vì vậy hơn 9.000 học sinh ở Hương Khê, Hương Sơn phải nghỉ học để bảo đảm an toàn.
Khoảng 1 giờ sáng 23/9, nước sông Lam dâng cao khiến hàng chục hộ dân ở cụm dân cư Hòa Lam (thuộc xóm Thuận Hòa, xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, Nghệ An) phải sơ tán khẩn cấp ngay trong đêm.
Chiều 22/9, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa ban hành Công điện số 21, báo động cấp 1 trên sông Mã.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã xảy ra mưa lớn gây ngập lụt, sạt lở đất tại nhiều địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An vừa có Công điện số 8176, gửi Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị và các đơn vị liên quan yêu cầu tập trung triển khai công tác ứng phó mưa, lũ, sạt lở đất, bảo đảm an toàn tính mạng của người dân trong thiên tai.
Do ảnh hưởng của mưa bão, từ đêm 19 đến rạng sáng 20/9, tại xã Xuân Hội (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) đã có mưa to, gió mạnh khiến nước biển dâng cao và gây sạt lở tại nhiều vị trí trên bờ biển, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến tuyến đê biển cũng như khu dân cư khu vực này.
Mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 4 đã khiến một lượng rác thải rất lớn bị sóng biển đánh dạt vào các bờ biển Đà Nẵng. Các công nhân môi trường đô thị đang nỗ lực trục vớt và dọn khối lượng rác khổng lồ này.
Trưa 20/9, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình cho biết, do ảnh hưởng bão số 4, trên địa toàn bàn tỉnh có 37 thôn, bản bị nước lũ chia cắt, 600 hộ bị ngập nước. Nhờ cấp ủy, chính quyền và các lực lượng chức năng cũng như người dân trong tỉnh chủ động ứng phó hiệu quả với bão, mưa lũ nên chưa ghi nhận hậu quả nào xảy ra.
Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa đã phát lệnh báo động 1 trên sông Cầu Chày, yêu cầu các huyện: Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Yên Định triển khai ngay việc tuần tra, canh gác đê theo cấp báo động.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, ở khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Bình tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to hơn 250mm. Đề phòng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, tối nay (19/9), áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 4) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Trung Lào. Đây là tin cuối cùng về cơn bão số 4.
Chiều 19/9, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình cho biết, do ảnh hưởng trực tiếp của bão số 4, trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, gây ngập lụt, chia cắt cục bộ ở một số địa phương.
Tại một số địa phương thuộc các huyện miền núi như A Lưới, Nam Đông đã tiến hành di dời dân đề phòng ngập lụt, sạt lở đất. Trong khi đó, ở vùng ven biển của tỉnh Thừa Thiên Huế đã xuất hiện xói lở, xâm thực biển.
Thông tin nhanh với báo chí chiều 19/9, ông Vũ Anh Tuấn, Phó trưởng phòng Dự báo thời tiết Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: Tính đến 16 giờ chiều nay bão số 4 đã di chuyển vào đất liền các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị gây gió giật cấp 9, cấp 10 trên khu vực đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị.