Tiểu cầu giảm còn 8g/l, nhưng nam bệnh nhân trẻ vẫn được các bác sĩ vẫn theo dõi về chỉ số Hematocrit – cô đặc máu và không truyền tiểu cầu. Sau một tuần theo dõi, điều trị sốt, bệnh nhân đã bình phục, tiểu cầu trở về bình thường.
Những người mắc bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, không tự ý điều trị tại nhà.
Điều lo ngại nhất ở bệnh nhân mắc sốt xuất huyết là tình trạng sốc, thường xảy ra ở giai đoạn 2 trong thời gian từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của sốt. Khoảng 6% bệnh nhân có nguy cơ diễn biến nặng ở giai đoạn này.
Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC và Công ty TNHH Takeda Pharmaceuticals (Asia Pacific), thuộc Tập đoàn Takeda (Nhật Bản) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược, được kỳ vọng sớm mang đến cơ hội tiếp cận và ứng dụng các giải pháp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết, đặc biệt là vaccine sốt xuất huyết cho người dân Việt Nam.
Tại Thái Bình, thời gian gần đây xuất hiện nhiều trường hợp mắc bệnh đau mắt đỏ, trong đó có nhiều người phải nhập viện. Trước tình hình này, Sở Y tế tỉnh Thái Bình đã có văn bản khẩn gửi các địa phương tăng cường công tác phòng ngừa cũng như điều trị.
Ngày 28/9, Sở Y tế tỉnh An Giang thông tin, bệnh đau mắt đỏ xuất hiện tại 11 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và đang có chiều hướng tăng, diễn biến phức tạp.
Tại Đồng Tháp, có đến 87,6% số ca mắc bệnh đau mắt đỏ là học sinh. Ngành Y tế tỉnh này nhận định, có thể có nhiều ca mắc trong cộng đồng không được ghi nhận do tự mua thuốc điều trị, nên số mắc bệnh đau mắt đỏ thực tế còn cao hơn.
Cục Quản lý dược yêu cầu các đơn vị tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh các thuốc điều trị đau mắt đỏ và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là lợi dụng dịch bệnh để tăng giá.
Hiện nay đang là cao điểm của dịch đau mắt đỏ, khi số lượng người mắc bệnh tăng cao tại nhiều địa phương, như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh... Tuy là bệnh lành tính nhưng các bác sĩ khuyến cáo, người bị đỏ mắt cần được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám để tránh nhầm lẫn giữa đau mắt đỏ và các bệnh khác cũng như có phương án điều trị phù hợp.
Dịch đau mắt đỏ năm nay ghi nhận nhiều trường hợp xuất hiện giả mạc ở kết mạc mi. Giả mạc là biểu hiện của phản ứng viêm rất nặng, cần phải được khám, xử trí tại các cơ sở y tế chuyên khoa mắt.
Biến chứng viêm giác mạc, thậm chí gây viêm loét giác mạc (phần lòng đen của nhãn cầu) là những điều cha mẹ cần lưu ý khi con có thể gặp phải khi bị đau mắt đỏ.
Người phụ nữ trẻ không kịp cởi chiếc áo chống nắng, ôm đứa con 3 tuổi ốm nhèo nhẽo trên tay, đứng bần thần trước cửa phòng làm thủ thuật bóc giả mạc. 8 ngày rồi tình trạng đau mắt đỏ của con chị không đỡ. Bé trai 3 tuổi, một bên mắt đau sụp mí, nhiều ghèn đặc quánh mi, quấy khóc ngằn ngặt. “Bác sĩ chỉ định đi bóc giả mạc ngay, tôi cũng rất lo lắng. Không biết có phải vì mình chủ quan đưa con tới bệnh viện khám muộn không?”, người mẹ trẻ xót con giọng đầy lo âu.
Sốt xuất huyết đang bùng phát với nhiều ổ dịch tại Thủ đô và chỉ trong nửa tháng qua đã có ba người tử vong. Đây là thời điểm đáng báo động, nhất là khi người dân còn chủ quan trong phòng chống dịch bệnh.
Số trẻ em bị đau mắt đỏ gia tăng mạnh ở nhiều địa phương trên cả nước. Do tính chất lây lan mạnh, nên nhiều trường học có tình trạng đến hơn nửa lớp lây đau mắt của nhau.
Đau mắt đỏ là một bệnh cấp tính, dễ lây, có thể gây ra tình trạng bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này. Vì thế, việc phòng bệnh tốt và xử trí kịp thời khi mắc bệnh rất quan trọng, tránh biến chứng.
Số bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue nằm tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai tăng nhanh trong thời gian gần đây, lên tới hàng trăm ca khám mỗi ngày. Trung bình, mỗi ngày trung tâm tiếp nhận khoảng 15-20 ca nặng có dấu hiệu cảnh báo nhập viện.
Là lao động chính trong nhà, chỉ trong cơn sốt đầu tiên của sốt xuất huyết Dengue, anh Đ.V.B đã đổ gục, không thể gượng dậy. Sau 4 ngày sốt, đêm 16/9, tiểu cầu anh tụt xuống 5g/l, choáng mất máu, xuất huyết ngoài da, xuất huyết tiêu hóa. “Chưa bao giờ tôi rơi vào cảm giác choáng váng, vật vã như vậy”, anh B nói.
Thời tiết chuyển mùa là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại dịch bệnh bùng phát, trong đó có đau mắt đỏ (còn gọi là bệnh viêm kết mạc). Tại tỉnh Thái Bình, dịch diễn biến cao điểm vào tháng 5, tháng 6, cho đến nay đã thuyên giảm nhưng vẫn ở mức cao.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, cộng dồn từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội ghi nhận 10.372 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó, có 3 ca tử vong gồm: nam thanh niên 19 tuổi, ở quận Hà Đông; người phụ nữ 45 tuổi, ở quận Hoàn Kiếm và cô gái 20 tuổi ở huyện Quốc Oai.
Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tiếp nhận khoảng 50 ca mắc sốt xuất huyết. Hiện bệnh viện đang điều trị 157 ca sốt xuất huyết, trong đó có 40 bệnh nhân có dấu hiệu cảnh báo.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội tiếp tục tăng mạnh, với hơn 2.000 ca/tuần, tăng gấp đôi so với tuần cuối tháng 8/2023. Ngoài ra, thành phố cũng ghi nhận thêm 72 ổ dịch sốt xuất huyết tại 15 quận, huyện.
Với trên 3000 ca mắc chỉ trong hơn 1 tháng, dịch đau mắt đỏ đã bùng phát ở tỉnh Gia Lai và diễn biến phức tạp. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) Gia Lai đã có văn bản gửi tới các cơ sở y tế 17 huyện, thị xã, thành phố, tăng cường tuyên truyền, giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn.