Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 đang khám cho trẻ mắc tay chân miệng (Ảnh: Thế Anh)

Thuốc phenobarbital đã được cung ứng trở lại để điều trị trẻ mắc bệnh tay chân miệng nặng

Ngày 9/8, Đại diện sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, bên cạnh việc vừa có thêm 1.000 lọ gamma-globulin, mới đây 21.000 ống thuốc phenobarbital dạng tiêm vừa về đến Việt Nam sau thời gian dài bị gián đoạn, kịp thời bổ sung nguồn thuốc quan trọng cho công tác điều trị bệnh tay chân miệng nặng tại 3 bệnh viện chuyên khoa Nhi và bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trên địa bàn Thành phố đang trong giai đoạn đỉnh điểm.

Chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng

Trước diễn biến số ca mắc tay chân miệng tăng nhanh trong những tuần gần đây, cùng với sự xuất hiện trở lại của Enterovirus 71 genotype B5 (B5 là kiểu gien (subgenotype) của vi-rút Enterovirus 71-tác nhân gây bệnh tay chân miệng nặng ở trẻ em), các chuyên gia dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nhiều ca bệnh nặng và tử vong nếu không tích cực triển khai các giải pháp phòng chống dịch cũng như điều trị hiệu quả bệnh tay chân miệng.
Chăm sóc ca bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi T.Ư.

Hạn chế số ca nặng do bệnh tay chân miệng

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện: Bệnh Nhiệt đới T.Ư, Nhi T.Ư, Đa khoa T.Ư Huế, Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng TP Hồ Chí Minh, Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh và bệnh viện bệnh nhiệt đới các tỉnh rà soát các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất và vật tư y tế để tiếp nhận các ca tay chân miệng nặng.
Các trường hợp bệnh nhân bệnh tay chân miệng mới đây đều là các em dưới 5 tuổi.

TP Hồ Chí Minh: Xuất hiện chủng virus gây bệnh tay chân miệng nặng ở trẻ em

Theo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố đã có 1.670 trẻ mắc bệnh tay chân miệng, trong đó, có 270 ca điều trị nội trú. Đáng lo ngại, qua xét nghiệm PCR ở một số trường hợp nặng, các chuyên gia nhận định virus Enterovirus 71 (EV71) gây bệnh tay chân miệng nặng ở trẻ em đã xuất hiện.

Nhận biết bệnh tay, chân, miệng

Thời gian vừa qua, số ca mắc tay, chân, miệng tăng nhanh ở trẻ nhỏ. Đa phần trẻ nhỏ mắc bệnh đều ở thể nhẹ nhưng có một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, phụ huynh cần lưu ý ba dấu hiệu đặc trưng sau để điều trị kịp thời: