Cầu Khe Ve - một trong những điểm Mỹ đánh phá ác liệt tại Quảng Bình.

Đi lại đường xưa (Tiếp theo và hết)

Quảng Bình là tỉnh hậu phương trực tiếp của miền nam, giữ vị trí xung yếu trên mặt trận giao thông vận tải chi viện tiền tuyến. Đây cũng là nơi có hệ thống đường Trường Sơn dài nhất, hơn 500 km với ba trục dọc và năm trục dọc ngang. Con đường đạn bom, xương máu ngày xưa giờ đã trở thành tuyến giao thông quan trọng trong phát triển kinh tế, du lịch...

Đường Hồ Chí Minh đoạn qua thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đác Nông hôm nay.

Trên cung đường huyền thoại

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh là tuyến vận tải chi viện chiến lược từ hậu phương lớn miền bắc chi viện cho chiến trường miền nam. Năm 1975, đường Trường Sơn đoạn qua Tây Nguyên đã góp phần đưa bộ đội ta tiến quân vào giải phóng Sài Gòn. Sau 44 năm đất nước thống nhất, đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh ngày nay đã nâng cấp, mở rộng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra cuộc sống mới trên đại ngàn Trường Sơn.

Quốc lộ 15A - đường Trường Sơn năm xưa, đoạn qua xã Hương Đô, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) ngày nay.

Xanh thắm đường Trường Sơn

Đường Trường Sơn đã đi vào lịch sử, trở thành con đường huyền thoại, biểu tượng cho khát vọng độc lập thống nhất của dân tộc Việt Nam anh hùng. Sáu mươi năm sau ngày mở đường, trên cung đường huyền thoại đi qua địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, mầu xanh thắm của ấm no được vẽ lên bởi những bàn tay, khối óc và niềm tin của người dân nơi đây.

Phát huy truyền thống bộ đội Trường Sơn trong giai đoạn mới

Vinh dự, tự hào được kế tục và phát huy truyền thống của Bộ đội Trường Sơn (BĐTS) anh hùng, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn 12 (Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn), luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, chủ động hội nhập, phát triển, hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng kinh tế kết hợp quốc phòng, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cầu Long Đại.

Đi lại đường xưa (phần tiếp)

16 năm bám trụ và chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn, có bốn sư đoàn bộ đội công binh, hàng vạn thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, dân quân tự vệ đã luôn nêu cao khẩu hiệu “Máu có thể đổ, nhưng đường không thể tắc”. Ngày hôm nay chúng tôi đi lại trên còn đường xưa nối hai miền nam - bắc mà cảm giác như trên đầu vẫn nghe tiếng máy bay gầm rú, dưới bánh xe như mặt đất rung chuyển…

Ban tổ chức trao sổ tiết kiệm cho các cựu TNXP khó khăn.

“Đường Trường Sơn - Đường Hòa bình”

NDĐT - “Đường Trường Sơn - Đường Hòa bình” là chủ đề của chương trình nghệ thuật đặc sắc và cảm động diễn ra tối 16-5, tại khu tượng đài Thanh niên xung phong chống Mỹ, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Chương trình do TƯ Đoàn, TƯ Hội sinh viên Việt Nam và Báo Tuổi trẻ tổ chức nhân Kỷ niệm 60 năm mở đường Trường Sơn (19-5-1959 - 19-5-2019).

Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy trao bằng xếp hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh cho UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế

Đón nhận bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh"

NDĐT - Tối 15-5, tại Quảng trường Trung tâm huyện A Lưới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) và UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp tổ chức Lễ tổng kết, Bế mạc Liên hoan Tuyên truyền lưu động Kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh và truyền thống Bộ đội Trường Sơn và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh".

Đoạn đường 12A trên Đường Hồ Chí Minh.

Đi lại đường xưa

Gần nửa thế kỷ sau chiến tranh. Hơn 60 năm kể từ ngày những nét vẽ đầu tiên vạch ra trên bản đồ, những bước chân đầu tiên lội suối băng rừng mở lối con đường huyền thoại Trường Sơn. Đến hôm nay, chúng tôi - hòa vào dòng xe hàng ngàn, hàng vạn lượt qua lại mỗi ngày - đi lại con đường ngày xưa, ngược về quá khứ. Để thấy, dẫu năm tháng đã lùi xa, nhưng những gian khổ, hy sinh, mất mát vẫn còn ở những mảnh đất, với mỗi cảnh đời. Để xúc động, day dứt không nguôi...

Hội thảo khoa học về “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh - Biểu tượng của ý chí thống nhất Tổ quốc”.

Hội thảo khoa học “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh - Biểu tượng của ý chí thống nhất Tổ quốc”

NDĐT - Ngày 14-5, tại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đác Nông, Bộ Quốc phòng phối hợp Ban Tuyên giáo T.Ư và Tỉnh ủy Đác Nông tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh - Biểu tượng của ý chí thống nhất Tổ quốc”.

Toàn cảnh buổi họp báo về Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh - Biểu tượng của ý chí thống nhất Tổ quốc”.

Hội thảo "Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh - Biểu tượng của ý chí thống nhất Tổ quốc"

NDĐT - Ngày 13-5, tại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đác Nông, Ban Tổ chức phối hợp UBND tỉnh Đác Nông tổ chức gặp mặt báo chí thông tin về Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh - Biểu tượng của ý chí thống nhất Tổ quốc”.

Bình Phước - Điểm cuối con đường huyền thoại

Điểm cuối đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại thuộc thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Nơi đây, các lực lượng Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến… đã không ngại gian khổ, hy sinh, mở đường thông tuyến, chi viện chiến trường miền nam trong những năm 1973 - 1975. Từ ngày tái lập tỉnh, Bình Phước không ngừng khắc phục khó khăn, xây dựng phát triển trên mọi mặt và “hoa đã nở trên vùng đất khó”.

Các đội tuyên truyền lưu động xuất quân tuyên truyền với chủ đề “Trường Sơn - Con đường huyền thoại”.

Tuyên truyền lưu động toàn quốc với chủ đề “Trường Sơn - Con đường huyền thoại”

NDĐT - Sáng 11-5, tại Tượng đài chiếng thắng Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND tỉnh Bình Phước tổ chức lễ xuất quân liên hoan tuyên truyền lưu động toàn quốc với chủ đề “Trường Sơn - Con đường huyền thoại” nhân kỷ niệm 60 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh và ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn (19-5-1959 - 19-5-2019).

“Hát về Người” – hoạt động tháng 5 tại Làng Văn hóa

“Hát về Người” – hoạt động tháng 5 tại Làng Văn hóa

NDĐT – Trong tháng 5 này, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam diễn ra các hoạt động với chủ đề “Hát về Người”. Đây chuỗi các hoạt động hướng tới kỷ niệm 129 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; 50 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19-5-1959 – 19-5-2019).

Giao lưu nghệ thuật Huyền thoại một con đường

Tối 9-5, tại Di tích Km số 0 đường Hồ Chí Minh, thị trấn Lạt, huyện Tân Kỳ (Nghệ An), Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật “Huyền thoại một con đường” nhân kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19-5-1959 - 19-5-2019).

Ban tổ chức chương trình “Huyền thoại một con đường” trao tặng quà tại UBND huyện Tân Kỳ.

Đoàn công tác Tổng cục Chính trị tổ chức nhiều hoạt động tri ân ở Nghệ An

NDĐT- Nằm trong chuỗi hoạt động chương trình giao lưu nghệ thuật “Huyền thoại một con đường”, nhân kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19-5-1959 - 19-5-2019), do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ đạo, trong hai ngày 8 và 9-5, Ban Thanh niên Quân đội - Ban tổ chức chương trình đã tổ chức nhiều hoạt động tri ân tại các huyện Đô Lương và Tân Kỳ (Nghệ An).

Mở đường Trường Sơn trên đất Quảng Bình

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Quảng Bình là tỉnh hậu phương trực tiếp của miền nam, giữ vị trí xung yếu trên mặt trận giao thông vận tải chi viện tiền tuyến. Với vị trí chiến lược ấy, quá trình hình thành và hoạt động của tuyến chi viện đường Hồ Chí Minh luôn gắn bó chặt chẽ, máu thịt với mảnh đất và con người Quảng Bình. Câu chuyện mở đường của các cựu chiến binh và thanh niên xung phong năm xưa không chỉ gợi nhớ về quá khứ oanh liệt mà còn góp phần tô thắm truyền thống bộ đội Trường Sơn.

Biểu tượng khát vọng hòa bình của liên minh chiến đấu đặc biệt Việt Nam - Lào

Lịch sử liên minh chiến đấu đặc biệt Việt Nam - Lào vốn đầy ắp những mốc son và sự kiện, nhưng nó đã trở nên phong phú, sinh động hơn bởi sự tồn tại một kỳ công của thế kỷ 20 - đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh - biểu tượng ý chí và quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do, hòa bình và công lý. Con đường huyền thoại ấy không chỉ giữ vai trò to lớn đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, mà còn thể hiện khát vọng hòa bình cháy bỏng của nhân dân hai nước Việt Nam - Lào.

Đường mòn Hồ Chí Minh. (Ảnh Tư liệu)

60 năm đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh

LTS - Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19-5-1959 - 19-5-2019), từ số báo hôm nay, Báo Nhân Dân mở chuyên mục “60 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh” vào các ngày: thứ hai, thứ tư, thứ sáu hằng tuần (từ ngày 24-4 đến 18-5-2019), nhằm tuyên truyền sâu rộng, khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền nam, thống nhất đất nước; tôn vinh, tri ân công lao, đóng góp to lớn của quân và dân ta, đặc biệt là Bộ đội Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước…