Trạm đo mưa tự động tại Hồ chứa nước Hoa Sơn, tỉnh Khánh Hòa. (Ảnh: Báo Nông nghiệp)

Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng-thủy văn góp phần phòng chống thiên tai

Ngày 8/4/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 289/QÐ-TTg phê duyệt quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng-thủy văn quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo quy hoạch này, nếu được triển khai đầy đủ sẽ cung cấp kịp thời những số liệu khí tượng-thủy văn tại các khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai, vùng trống số liệu, vùng chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu, khu vực ven biển, đảo… góp phần phòng chống thiên tai hiệu quả hơn.
Sạt lở đất ngoài bãi đê tại phường Vạn An, thành phố Bắc Ninh.

Bắc Ninh quyết liệt xử lý, giải tỏa các vi phạm về đê điều và thủy lợi

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Ninh, từ năm 2021 đến nay, tỉnh đã phát hiện, lập biên bản và kiến nghị chính quyền các địa phương xử lý 893 trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều và thủy lợi, chưa kể hàng nghìn trường hợp vi phạm cũ từ năm 2000 trở về trước. Tỉnh quyết tâm xử lý, giải tỏa các trường hợp vi phạm và ngăn chặn, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm mới, tái phạm nhiều lần.
Ứng phó với mưa dông, mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

Ứng phó với mưa dông, mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 6/5, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 90mm; vùng núi Bắc Bộ từ đêm mùng 7đến 8/5 có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to diện rộng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh; mưa lớn khả năng gây ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc và tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
Ảnh minh họa.

Ứng dụng công nghệ phòng, chống thiên tai

Qua thống kê của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đến giữa tháng 9/2023, nước ta chịu ảnh hưởng của 21 loại hình thiên tai, trong đó có ba cơn bão, một áp thấp nhiệt đới, 93 trận mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất, 201 trận dông lốc, sét, mưa đá, 338 vụ sạt lở bờ sông và nắng nóng, hạn hán..., ước thiệt hại kinh tế hơn 5.300 tỷ đồng.
Đoàn công tác kiểm tra trang thiết bị công tác phòng, chống thiên tai tại Ban Chỉ huy Quân sự huyện Ea Súp.

Sẵn sàng các phương án ứng phó với thiên tai trên địa bàn huyện biên giới Ea Súp

Ngày 6/9, đoàn công tác Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Lắk do Đại tá Đào Viết Hùng, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk, Phó Trưởng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Lắk làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn huyện biên giới Ea Súp.
(Ảnh từ banner của giải chạy).

Khởi động giải chạy trực tuyến “Tiếp sức phòng, chống thiên tai - Vì một Việt Nam an toàn, sạch và xanh”

Giải chạy trực tuyến “Tiếp sức phòng, chống thiên tai - Vì một Việt Nam an toàn, sạch và xanh” chính là cơ hội dành cho mọi đối tượng để cùng tham gia, đóng góp “chân chạy xanh” hướng tới một cộng đồng bền vững trước thiên tai, lấy trẻ em làm trung tâm.
Đại diện Báo Nhân Dân (thứ 3 phải qua) nhận Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, vì có nhiều đóng góp tuyên truyền trong công tác phòng, chống thiên tai.

Biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, thiên tai cực đoan, khó lường

Sáng 30/8, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị triển khai công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) 6 tháng cuối năm 2022; tổng kết công tác này từ năm 2021 đến nay. Thời tiết rét đột ngột, mưa lũ cực đoan, dị thường, giông sét, nắng nóng gay gắt gây hạn diện rộng… là những loại hình thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh ảnh hưởng nặng nề đến sinh mạng người dân và đời sống sản xuất.
Quang cảnh hội nghị.

Từ đầu năm đến nay, thiên tai gây thiệt hại cho nước ta hơn 4.000 tỷ đồng

Ngày 15/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai tổ chức hội nghị Phòng, chống thiên tai khu vực miền nam năm 2022. Hơn 300 đại biểu bao gồm đại diện thành viên Ban Chỉ đạo thuộc các bộ, ngành; lãnh đạo 19 tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ, đã tham dự.
Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống thiên tai, Tổng Cục trưởng Tổng cục phòng, chống thiên tai Trần Quang Hoài kiểm tra tiến độ dự án Cảng cá Thuận An kết hợp với khu neo đậu tránh trú bão. (Ảnh: HN)

Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai các cấp

Ngày 10/6, Đoàn công tác Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai do ông Trần Quang Hoài, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống thiên tai, Tổng Cục trưởng Tổng cục phòng, chống thiên tai làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra và làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác phòng, chống thiên tai năm 2022.

Đoàn công tác làm việc với Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Kon Tum.

Chủ động ứng phó động đất, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản người dân

Trong 2 ngày 20 và 21/4, tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, Đoàn công tác Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đã tìm hiểu thực tế tại Nhà máy và khu vực lòng hồ thủy điện Thượng Kon Tum ở địa bàn 2 xã Ngọc Tem và Đăk Tăng; làm việc với Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Kon Tum. 

Hội nghị "Tập huấn kỹ thuật hộ đê, phòng chống lụt bão cho lực lượng chuyên trách bảo vệ đê điều tại các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt, ngày 8/12.

Nâng cao kỹ thuật hộ đê và phòng, chống lụt bão

Công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống lụt, bão và khắc phục hậu quả lụt, bão gây ra nhiều năm qua đã cho thấy nhiệm vụ của lực lượng quản lý đê có vai trò rất quan trọng. Đây là lực lượng trực tiếp chỉ đạo triển khai xử lý sự cố đê ngay từ giờ đầu, hạn chế được thiệt hại do lũ, bão gây ra.

Các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa chủ động ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất. (Ảnh: TTXVN)

Các địa phương từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa chủ động ứng phó thời tiết nguy hiểm

Ngày 7/11, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai ban hành văn bản số 512/VPTT gửi Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa về việc chủ động ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.

Trung bình mỗi năm thiên tai làm gần 400 người chết và mất tích, thiệt hại về kinh tế khoảng 1-1,5% GDP.

Việt Nam là thành viên tích cực trong phòng, chống thiên tai

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Suốt hơn 30 năm qua, trung bình mỗi năm thiên tai làm gần 400 người chết và mất tích, thiệt hại về kinh tế khoảng 1-1,5% GDP. Việt Nam luôn coi phòng chống thiên tai là nhiệm vụ hàng đầu, thường xuyên, liên tục của cả hệ thống chính trị nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe, đời sống và tài sản của nhân dân.

Hiện nay trong lực lượng phòng, chống thiên tai chưa tận dụng được nguồn lực người cao tuổi ở các địa phương.

Phát huy vai trò của người cao tuổi trong phòng, chống thiên tai

Hiện nay, gần 60% người cao tuổi ở nước ta trong độ tuổi từ 60 đến 70 tuổi. Đây là độ tuổi còn khỏe, nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là có uy tín trong gia đình và cộng đồng. Nếu phát huy tốt đây sẽ là một trong những lực lượng có đóng góp quan trọng trong việc phòng, chống những rủi ro trong thiên tai.