Dự báo, chiều tối nay (28/10), lũ trên sông Kiến Giang tại Kiến Giang xuống chậm và ở mức trên báo động 1, tại Lệ Thủy tiếp tục dao động ở mức cao và đạt đỉnh ở mức 3,95m trên báo động 3 1,25m.
Dự báo, từ đêm 20 đến ngày 22/10, khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi có mưa vừa, mưa to và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn (>100mm/6 giờ) gây ngập úng diện rộng.
Công trình thủy lợi Dầu Tiếng-Phước Hòa là hệ thống công trình thủy nông lớn nhất Việt Nam. Ngoài nhiệm vụ cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp 104.828 ha, công trình góp phần giải hạn mùa nắng nóng cho Ðông Nam Bộ; phòng và giảm lũ cho vùng hạ du sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ. Do đó, công tác bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước và vùng hạ du là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý, khai thác, vận hành.
Tại Việt Nam, từ đầu năm 2024 đến nay, thiên tai liên tiếp diễn biến bất thường, khó dự báo. Sau các đợt nắng nóng gay gắt, hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài vào đầu năm, gần đây dồn dập xảy ra mưa lớn, sạt lở đất, ngập lụt cục bộ tại nhiều địa phương, nhất là tại khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.
Ngày 17/9, áp thấp nhiệt đới đã đi vào Biển Đông, tính đến 19 giờ ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,8 độ Vĩ Bắc; 116,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía đông khu vực bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 520km về phía đông. Chiều 17/9, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia đã có chia sẻ với báo chí về dự báo về hình thái áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 4.
Với diễn biến mưa giảm được dự báo trong những ngày tới tình trạng ngập ở vùng trũng, thấp ven sông sẽ dần được cải thiện: Ngoài đê vùng sông Hồng tại Hà Nội sẽ rút nước sau 2-3 ngày tới, riêng vùng trũng thấp ở Chương Mỹ ven sông Bùi từ 10-13 ngày, sông Tích khoảng 7-10 ngày, hạ lưu sông Cà Lồ 3-5 ngày, sông Nhuệ từ 2-3 ngày.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong 12 giờ tới, mực nước trên các sông Thao, sông Lô, sông Cầu, sông Thương, sông Hoàng Long, sông Thái Bình, sông Lục Nam và sông Hồng đều cao, đa số ở chung quanh mức báo động 3. Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội sẽ biến đổi chậm ở trên mức báo động 2 và dưới báo động 3. Nhiều khu vực nguy cơ ngập lụt.
Chiều 26/8, tại Đà Nẵng, Đài Khí tượng Thủy văn Trung Trung Bộ đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (26/8/1994-26/8/2024) với sự đón nhận cờ thi đua của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cùng bằng khen của Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường cho các thành tích đã đạt được.
Nhờ ứng dụng mạnh mẽ khoa học-công nghệ trong công tác dự báo, cảnh báo thiên tai, thành phố Đà Nẵng đã và đang chủ động phòng ngừa thiên tai từ sớm, từ xa, góp phần hạn chế thiệt hại trong đời sống xã hội. Song, trước diễn biến cực đoan của thời tiết, việc tăng cường chất lượng công tác dự báo, cảnh báo thiên tai là rất cần thiết.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông được thành lập theo Quyết định số 15/2004/QĐ-UB ngày 01/01/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông. Trải qua 20 năm hình thành và phát triển, dù điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị luôn giữ gìn và phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, hoàn thành tốt và kịp thời các nhiệm vụ được giao.
DK là chữ cái viết tắt cụm từ Dịch vụ-Khoa học kỹ thuật, phục vụ mục đích dân sự trên biển. DK1 được xây dựng theo dạng nhà giàn, trên thềm lục địa phía nam của Việt Nam, cách đất liền khoảng 250-350 hải lý.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học-công nghệ trong những năm gần đây, ngành khí tượng thủy văn trên thế giới có những sự đột phá mạnh mẽ trong việc ứng dụng các công nghệ hiện đại, các công nghệ của cuộc cách mạng 4.0, chuyển đổi số vào trong các khâu từ quan trắc, truyền tin, xử lý dữ liệu và dự báo cảnh báo tạo ra các sản phẩm có giá trị cao hơn cả về chất lượng lẫn đa dạng hóa các hình thức sản phẩm phục vụ công tác phòng chống giảm nhẹ rủi ro thiên tai và phát triển bền vững.
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhiệt độ trung bình toàn cầu ngày nay cao hơn 1°C so với 150 năm trước. Thời tiết ngày càng khắc nghiệt hơn, đại dương ấm hơn, mực nước biển dâng cao, các tảng băng, dòng sông băng đang tan chảy…, đây là những thách thức nghiêm trọng đối với nhân loại trong thế kỷ 21.
Thông điệp của Ngày Khí tượng thế giới 23/3 năm nay là “Tương lai của thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước qua các thế hệ”. Hưởng ứng sự kiện này, Việt Nam đưa ra chủ đề "Thông tin thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước góp phần phát triển kinh tế-xã hội bền vững cho hôm nay và mai sau".
Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres đánh giá cao hệ thống cảnh báo sớm trong giảm thiểu rủi ro thiên tai cũng như công tác dự báo thời tiết, thủy văn của Việt Nam. Ông nhấn mạnh, khi có hệ thống cảnh báo sớm, chúng ta sẽ biết tai họa xảy ra và sẽ có thời gian để sơ tán người dân, bảo vệ tài sản.
Hiện nay, biến đổi khí hậu đã làm các hiện tượng thời tiết cực đoan biến động mạnh và diễn biến bất thường, gây nhiều thiệt hại, tổn thất về tài sản tính mạng của người dân. Để giảm thiểu những thiệt hại do thiên tai, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã có sự quan đầu tư phát triển mạng lưới quan trắc hiện đại; nghiên cứu ứng dụng công nghệ và đào tạo bồi dưỡng nhân lực. Tuy nhiên, để dự đoán đúng, trúng thiên tai xảy ra theo thời gian thực là bài toán khó, nhất là trong bối cảnh công nghệ mới và biến đổi khí hậu.
Trạm đo mưa tự động tại huyện đảo Trường Sa được đưa vào thử nghiệm và vận hành đúng dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường (5/8/2002-5/8/2022).
Hiện nay, biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng khó lường. Vấn đề lũ quét, sạt lở đất ở khu vực miền núi; khoảng trống số liệu khí tượng-thủy văn ở khu vực Biển Đông, đặc biệt ở vùng biển và ven biển Tây Nam đang đặt ra thách thức đối với công tác khí tượng-thủy văn trong giai đoạn tới.
Sáng sớm 28/11, một tàu cá của ngư dân xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên đã bị sóng lớn đánh chìm trong lúc đi đánh cá, làm một người chết, bốn người khác bơi được vào bờ.
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các loại hình thiên tai diễn ra ngày càng phức tạp, bất thường, khó dự đoán và không theo quy luật. Để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra thì công tác dự báo cần phải có độ chính xác cao, nhằm giúp các bộ, ngành, địa phương đưa ra những giải pháp đối phó phù hợp. Trước đòi hỏi cấp thiết đó, ngành khí tượng - thủy văn (KTTV) đã có những bước đi đột phá, nhất là việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực khí tượng - thủy văn.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng, công tác dự báo thời tiết cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Giải pháp nào để dự báo thời tiết thực sự đóng góp cho quá trình thích nghi với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai và phục vụ đời sống dân sinh. TS Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng - Thủy văn, chia sẻ một số thông tin về chủ đề này.