Việt Nam đã có những bước đi mạnh mẽ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050 đã được cụ thể hóa bằng chương trình hành động và nhiều chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án. Tuy nhiên, so với nhu cầu, diễn biến thực tế, chúng ta cần những hành động quyết liệt hơn.
Thỏa thuận thương mại giữa Liên minh châu Âu (EU) và Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) đang vấp phải sự phản đối gay gắt từ Pháp và các nhóm trong ngành nông nghiệp. Nông dân châu Âu lo ngại sản phẩm của họ giảm khả năng cạnh tranh do sự xuất hiện ồ ạt của nông sản đến từ khu vực Nam Mỹ, đồng thời phẫn nộ trước các quy định họ cho là “kém nghiêm ngặt” trong thỏa thuận.
Ngày 24/2, Tập đoàn Youngone Corporation (Hàn Quốc) công bố hoàn thành thành công dự án loại bỏ lò hơi đốt than tại Nhà máy dệt nhuộm ở Nam Định. Tính đến ngày 15/1/2025, công ty đã chuyển đổi hoàn toàn từ công nghệ lò hơi đốt than sang lò hơi sinh khối, sử dụng viên nén trấu làm nhiên liệu, tái khẳng định cam kết trong việc bảo đảm tính bền vững của môi trường và quá trình khử carbon.
Theo quan chức phụ trách biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc, các chính phủ, nhà lãnh đạo doanh nghiệp và ngân hàng phát triển chỉ còn 2 năm để hành động nhằm ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu trở nên tồi tệ hơn.
Sự kiện Giờ Trái đất năm 2024 sẽ diễn ra từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút ngày 23/3 trên phạm vi cả nước với thông điệp “Tiết kiệm điện - Thành thói quen”, nhằm kêu gọi sự đóng góp vào những nỗ lực chung của thế giới trong việc chống biến đổi khí hậu.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vừa công bố báo cáo sơ bộ cho biết, có khả năng các nước giàu đã đạt mục tiêu cung cấp 100 tỷ USD hằng năm cho quỹ khí hậu dành cho các nước nghèo hơn vào năm 2022, chậm hơn hai năm so với cam kết.
Ngày 18/10, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và CropLife châu Á tổ chức Diễn đàn “Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững”.
Tại phiên toàn thể Hội nghị thường niên mùa thu diễn ra ở Marrakech (Maroc), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) hối thúc các nước thành viên tăng cường hỗ trợ nỗ lực chống đói nghèo và ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh thế giới đối mặt khủng hoảng khí hậu, sự hỗ trợ của các nước giàu dành cho nước nghèo trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu rất quan trọng, giúp các mục tiêu toàn cầu không chệch hướng.
Trung tâm Năng lượng tái tạo Melbourne được kỳ vọng sẽ là một trong những trung tâm năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới và là nơi có hệ thống pin lưu trữ lớn nhất khu vực châu Á và châu Đại Dương.
Theo Thứ trưởng Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường Lào Chanthaneth Bualapha, việc nâng cấp hệ thống cảnh báo thiên tai sớm không chỉ bảo vệ tính mạng, giúp giảm thiểu thiệt hại về tài sản của người dân mà còn góp phần to lớn vào sự ổn định kinh tế chung của Lào.
Ngày 22/9, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Bangladesh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội kiến Tổng thống Bangladesh Mohammed Shahabuddin (Mô-ha-mét Sa-ha-bu-đin).
Trong các ngày 22-24/8, tại thủ đô Vientiane, Lào, Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN (AMME) lần thứ 17 và các Hội nghị liên quan diễn ra thành công tốt đẹp, thống nhất thúc đẩy hợp tác khu vực và quốc tế nhằm giải quyết các thách thức nghiêm trọng về môi trường và khí hậu.
Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 17 tổ chức tại thủ đô Vientiane (Lào), Việt Nam có thêm hai trường học và hai cá nhân được vinh danh tại Lễ trao Giải thưởng Trường học sinh thái ASEAN (ASEAN Eco-schools Award) và Giải thưởng Nhà vô địch sinh thái trẻ ASEAN (AYECA).
Tổng thư ký Guterres nhấn mạnh biến đổi khí hậu đang gây tác động nghiêm trọng và đây mới chỉ là điểm khởi đầu khi "kỷ nguyên toàn cầu ấm lên đã kết thúc, Trái Đất đang bước vào kỷ nguyên sôi sục".
Bộ trưởng Tài chính Ấn Ðộ Nirmala Sitharaman (N.Xi-tha-ra-man) cho biết, sau hai ngày thảo luận, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã không ra được tuyên bố chung, do các nước không tìm được tiếng nói chung về cuộc xung đột tại Ukraine. Ấn Ðộ đã không thể soạn thảo một thông cáo chung cuối cùng được tất cả các bên chấp nhận mà chỉ ra tài liệu tóm tắt và kết quả của Chủ tịch G20.
Ngày 30/6, đại diện AstraZeneca Việt Nam và Các thị trường mới nổi khu vực châu Á cho biết, AstraZeneca vừa công bố khoản đầu tư trị giá 400 triệu USD (tương đương khoảng 9,4 nghìn tỷ đồng) vào chương trình có quy mô toàn cầu mang tên AZ Forest của tập đoàn, nâng tổng cam kết lên 200 triệu cây xanh được trồng tới năm 2030 và duy trì lâu dài.
Sáng 29-6, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Diễn đàn Công nghệ Năng lượng và Môi trường 2023. Các chuyên gia đề nghị, Việt Nam cần đẩy mạnh các chương trình nghiên cứu, phát triển công nghệ năng lượng tái tạo, công nghệ môi trường...
Tại cuộc họp của Tổ chức Hàng hải thế giới (IMO) về việc thực thi cam kết cắt giảm khí thải, diễn ra ở London của Anh, Tổng Thư ký IMO Kitack Lim nhấn mạnh các nước cần hành động quyết đoán hơn trong các cuộc đàm phán về khí hậu nhằm thúc đẩy tiến trình phi các-bon hóa trong ngành vận tải biển. IMO từng cam kết giảm 50% lượng khí phát thải nhà kính từ vận tải biển từ nay đến năm 2050 so với mức của năm 2008.
Ngày 23/6, Công ty Ô-tô Toyota Việt Nam (TMV) phối hợp Trung tâm truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) trao tặng 6.000 cây lim xanh, keo lai trong chương trình “1 tỷ cây xanh" tại rừng phòng hộ sông Ngàn Phố (Hà Tĩnh) và hơn 5.000 cây tràm tại rừng tràm Tân Tuyến (An Giang).
Trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh về Hiệp ước Tài chính toàn cầu mới và làm việc tại CH Pháp, ngày 21/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đến thăm Trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và có cuộc làm việc với bà Marie Helene Loison, Phó Tổng Giám đốc AFD, và các quan chức cấp cao của AFD.
Ngày 26/5, Bộ trưởng Thương mại của các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) không ra được tuyên bố chung sau hai ngày họp nhưng đã đồng ý thúc đẩy thương mại toàn diện và bền vững hơn.
Chuyến công tác của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh dấu mối quan hệ hữu nghị đặc biệt gần gũi giữa Việt Nam và Vương quốc Anh. Theo TTXVN, đó là khẳng định của ông Mark Kent, Chủ tịch Mạng lưới Hữu nghị Anh-Việt Nam (VUKN) nhân dịp Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tới Vương quốc Anh dự lễ đăng quang của Nhà vua Charles III.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố tăng gấp đôi hạn mức tài trợ thương mại cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) lên 60 triệu USD, đồng thời nâng hạn mức vay tuần hoàn từ 5 triệu USD lên 10 triệu USD.
Sự tham gia của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại hội nghị có ý nghĩa quan trọng trong việc tái khẳng định quyết tâm thực hiện các cam kết của Việt Nam về giảm phát thải khí nhà kính.
Liên minh châu Âu (EU) vừa thông qua kế hoạch bán đấu giá sớm tín chỉ carbon. Là công cụ chính sách quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, thị trường carbon được kỳ vọng sẽ tiếp tục giúp EU huy động nguồn tài chính cho các dự án phát triển năng lượng tái tạo, đổi mới công nghệ, bảo vệ môi trường.
Cựu Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon kêu gọi Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) tập trung vào hành động cụ thể, thay vì chỉ đưa ra tầm nhìn. Giữa lúc nhu cầu tiêu thụ năng lượng trên toàn cầu được dự báo tiếp tục tăng, việc đạt mục tiêu giảm khí thải là nhiệm vụ cấp bách của các quốc gia.
Nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN-EU, thăm chính thức Ðại công quốc Luxembourg, Vương quốc Hà Lan và Vương quốc Bỉ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả chuyến công tác. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu nội dung trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng.
Chiều 15/12 (giờ địa phương) tại Brussels, trong chương trình thăm chính thức Vương quốc Bỉ, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Vương quốc Bỉ. Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ và Liên đoàn Giới chủ Bỉ phối hợp tổ chức. Cùng dự có Công chúa Bỉ Astrid.
Ngày 14/12, tại Brussels, Vương quốc Bỉ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cùng Lãnh đạo ASEAN và EU dự Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN-EU. Đây là lần đầu tiên Lãnh đạo ASEAN gặp gỡ với đầy đủ Lãnh đạo các nước thành viên EU. Hai bên khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ giữa hai tổ chức khu vực hàng đầu thế giới, những “đối tác hội nhập” của nhau.
Tại COP 27, đoàn Việt Nam đã có nhiều hoạt động thiết thực và được cộng đồng quốc tế đánh giá là quốc gia tích cực và có trách nhiệm trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.