Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: Báo Thế giới và Việt Nam)

Phiên họp Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-EU lần thứ 5

Ngày 22/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng và ông Niclas Kvarnström, Tổng Vụ trưởng Tổng vụ châu Á-Thái Bình Dương thuộc Cơ quan Đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) đã đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 5 của Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-EU trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác và Hợp tác Việt Nam-EU (PCA).
Ông Trần Đình Ân, Phó Tổng Giám đốc EVNGENCO3 (thứ 2 từ phải qua) tham gia thảo luận tại Hội nghị.

EVNGENCO3 tham gia hội nghị hiện trạng chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam

Tại Hội nghị Hiện trạng chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam (VSET) do Đại sứ quán Australia tại Việt Nam tổ chức mới đây tại Hà Nội, ông Trần Đình Ân, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Phát điện 3 đã có các phần tham luận, chia sẻ các nội dung liên quan về chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam.
Bảo dưỡng trạm sạc xe ô-tô điện.

Phát triển hạ tầng kỹ thuật, hoàn thiện hệ thống trụ, trạm sạc xe điện

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 876/QĐ-TTg, Bộ Công thương đã làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ để trao đổi, thống nhất nội dung báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, xác định phương án phối hợp cụ thể giữa hai bộ, nhằm đẩy mạnh triển khai xây dựng, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về trụ/trạm sạc xe điện.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. (Ảnh tư liệu: TTXVN)

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Phó Chủ tịch EC và Bộ trưởng nhiều nước nhằm thúc đẩy hợp tác song phương với Việt Nam

Trong hai ngày 1-2/2/2024, nhân dịp tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-EU lần thứ 24 và Diễn đàn Bộ trưởng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương lần thứ 3 tại Brussel (Bỉ), Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có nhiều cuộc tiếp xúc với Bộ trưởng các nước, trao đổi các vấn đề cụ thể thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương cũng như phối hợp trong các cơ chế khu vực và quốc tế.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. (Ảnh: TTXVN)

Chính phủ Pháp đồng hành, hỗ trợ Việt Nam trong tiến trình chuyển đổi năng lượng

Ngày 2/12, tại Dubai, UAE, nhân dịp tham dự Hội nghị thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP28), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
EU đẩy nhanh lộ trình chuyển đổi năng lượng

EU đẩy nhanh lộ trình chuyển đổi năng lượng

Ủy ban châu Âu (EC) đang đề xuất huy động 800 triệu Euro từ quỹ của Liên minh châu Âu (EU) để phát triển hydro xanh và thúc đẩy các nhà sản xuất sử dụng nguồn năng lượng này. Sự phát triển bền vững nguồn tài nguyên này sẽ góp phần bổ sung cơ cấu năng lượng của châu Âu, một trong những nhân tố quan trọng giúp bảo đảm an ninh năng lượng trong tương lai cho Lục địa già.
Đại biểu Việt Nam tham dự APEF 2023.

Việt Nam sẵn sàng tăng cường hợp tác trong chuyển đổi năng lượng

Phát biểu tại Diễn đàn Năng lượng châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 3 (APEF 2023), được tổ chức ở thủ đô Bangkok của Thái Lan, đại diện Việt Nam khẳng định chuyển đổi năng lượng là xu thế tất yếu và Việt Nam sẵn sàng tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế trong lĩnh vực này.
Pin năng lượng mặt trời được lắp tại một đồn điền ở Đức. (Ảnh REUTERS)

Châu Âu tăng tốc chuyển đổi năng lượng

Trong nỗ lực thực hiện cam kết của Liên minh châu Âu (EU) giảm 55% lượng khí thải ròng vào năm 2030 so với mức ghi nhận năm 1990 và đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, Đức và Pháp đang tăng tốc chuyển đổi năng lượng sạch. Tại Diễn đàn Năng lượng Đức-Pháp lần thứ 6, hai nền kinh tế lớn của châu Âu đã khẳng định hợp tác thúc đẩy phát triển hydro, cũng như các cam kết chuyển đổi năng lượng.
Nhu cầu việc làm và kỹ năng cho quá trình chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam đang đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức. (Ảnh: Trung tâm đào tạo nghề Năng lượng tái tạo-Công nghệ điện gió và điện mặt trời)

Chủ động xây dựng chiến lược chuyển dịch nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng xanh

Để bảo đảm chuyển dịch năng lượng thành công, vấn đề chuyển dịch việc làm xanh, tìm kiếm các cơ hội việc làm công bằng trong thị trường lao động liên quan đến năng lượng tái tạo cần được tập trung triển khai đầy đủ, hiệu quả, góp phần chuyển dịch năng lượng một cách công bằng và bền vững.
Các hội nghị bộ trưởng và quan chức cấp cao APEC diễn ra tại Mỹ. (Ảnh APEC.ORG)

APEC thúc đẩy khả năng phục hồi và tăng cường kết nối thành viên

Nhóm họp tại thành phố Seattle, bang Washington của Mỹ, đại diện các nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tham dự các hội nghị cấp bộ trưởng và quan chức cấp cao trong nhiều lĩnh vực. Các hội nghị nhằm thúc đẩy khả năng phục hồi và tăng cường kết nối giữa các nền kinh tế thành viên, hướng đến một tương lai bền vững cho tất cả người dân trong khu vực.

Pháp khẳng định tiếp tục hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi năng lượng

Trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh về Hiệp ước Tài chính toàn cầu mới và làm việc tại CH Pháp, ngày 21/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đến thăm Trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và có cuộc làm việc với bà Marie Helene Loison, Phó Tổng Giám đốc AFD, và các quan chức cấp cao của AFD.
Nhóm thanh niên trình bày về dự án của mình.

Đà Nẵng: 500 triệu đồng hỗ trợ các dự án thanh niên chuyển đổi năng lượng

Ngày 18/6, tại Đà Nẵng, Trung tâm Nghiên cứu Xây dựng Năng lực Thích ứng (CAB) phối hợp Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) và Viện Friedrich-Ebert-Stiftung Việt Nam (FES Việt Nam) tổ chức vòng chung kết Cuộc thi “Sáng kiến thanh niên chuyển đổi năng lượng”.
Quang cảnh buổi làm việc.

Chuyển đổi nhiên liệu tại các nhà máy điện than, hướng tới phát thải ròng về 0 vào năm 2050

Cần nghiên cứu, đánh giá một cách kỹ lưỡng, toàn diện tất cả các tác động trong việc chuyển đổi nhiên liệu than sang nhiên liệu Biomass và Amoniac trong mọi lĩnh vực, để xây dựng chương trình, giải pháp cụ thể, bảo đảm thực hiện, không gây bất lợi, thiệt hại cho tất cả các đối tượng khi tham gia chuyển đổi nhiên liệu.
Ảnh minh họa. (Nguồn: undp.org)

Trách nhiệm bảo vệ hành tinh xanh

Hội nghị tham vấn hằng năm của Liên hợp quốc về khí hậu diễn ra tại thành phố Bonn của Đức, từ ngày 5 đến 15/6, tập trung cao độ bàn thảo về các biện pháp thực chất, cụ thể nhằm kiềm chế tình trạng ấm lên toàn cầu. Ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng, những nỗ lực bảo vệ khí hậu và Trái đất hiện vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Các đại biểu dự phiên họp toàn thể của Hội nghị Bộ trưởng G7 về khí hậu, năng lượng và môi trường tại Sapporo (Nhật Bản), ngày 15/4 chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: Nagaland Tribune/ Báo QĐND)

Nỗ lực chuyển đổi năng lượng

Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng và Môi trường Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra tại thành phố Sapporo (Nhật Bản) nhất trí đẩy nhanh tiến trình loại bỏ nhiên liệu hóa thạch, đồng thời kêu gọi các quốc gia khác hành động tương tự. Kết quả đạt được tại Hội nghị G7 lần này cho thấy nỗ lực của các cường quốc nhằm đi đầu trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock phát biểu tại diễn đàn. (Ảnh: TTXVN)

Gian nan chuyển đổi năng lượng

"Chuyển đổi năng lượng - Đảm bảo một tương lai xanh" là chủ đề của diễn đàn Đối thoại chuyển đổi năng lượng Berlin (BETD) lần thứ 9 đã khai mạc tại thủ đô Berlin của Đức. Chuyển đổi xanh đã trở thành "việc cần làm ngay" của mọi quốc gia, nhưng là hành trình gian nan đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư, hợp tác của cộng đồng quốc tế.
Một nhà máy điện mặt trời với các hệ thống quang điện gần Mainburg, phía tây bắc thành phố Munich, Đức, ngày 20/10/2021. (Ảnh: Reuters)

Chuyển đổi năng lượng: Vấn đề cấp bách toàn cầu

Chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh là xu thế tất yếu, trong bối cảnh thế giới không còn nhiều thời gian cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Chuyển đổi năng lượng là một trong những chủ đề “nóng” được tập trung thảo luận tại Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) và đây là lĩnh vực nhận được rất nhiều sự quan tâm.