Nghệ thuật chèo đã có thời gian dài phát triển rực rỡ trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Nam Định, song hiện tại, sức sống của chèo nơi đây đang khá trầm lắng. Chính quyền và những người yêu chèo quê hương Nam Định, bằng những việc làm cụ thể, đang nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật truyền thống này.
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2082/VPCP-KGVX ngày 29/3/2024 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc gửi Hồ sơ “Mo Mường” và “Nghệ thuật Chèo” trình UNESCO.
Để di sản văn hóa Hà Nam lan tỏa trong đời sống, ngoài sự nhiệt tình tiếp lửa của các nghệ nhân, nghệ sĩ, cũng rất cần nhiệt huyết của người “nhận lửa”. Chính các thế hệ người dân, với lòng yêu nghệ thuật truyền thống đã chung tay gìn giữ, tạo điều kiện cho người thân, con cháu học tập, tiếp bước người đi trước, giữ di sản nghệ thuật truyền thống tồn tại trong dòng chảy cuộc sống. Nhờ đó, đến nay Hà Nam đã có 12 di sản được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Trong các ngành nghệ thuật biểu diễn, sân khấu là loại hình có lịch sử lâu đời nhất. Ngay từ thời nhà Đinh, nghệ thuật chèo, tuồng và xiếc đã hình thành và phát triển.
Sau 6 ngày thi tài sôi nổi, Cuộc thi Tài năng diễn viên Chèo toàn quốc-2023 do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa tổ chức đã chính thức khép lại.
Thác Tà Puồng ở thôn Trăng Tà Puồng, xã Hướng Việt, huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị) là một điểm đến mới, hấp dẫn được khách du lịch trong và ngoài nước lựa chọn.
Gần đây, nhiều hộ dân ở xóm Cà Ninh, thôn Phú Long 3, xã Bình Phước, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) bắt tay vào làm du lịch cộng đồng bằng việc khơi dòng, tạo luống rừng dừa nước trở thành điểm trải nghiệm xanh mướt.
60 năm gắn bó với nghệ thuật chèo truyền thống với bao nhiệt huyết, đam mê, nghệ nhân Lê Thị Nhuệ Phái (trong ảnh) được vinh danh là Nghệ nhân Ưu tú. Danh hiệu cao quý đó vừa là niềm tự hào, vừa là trách nhiệm để bà gắn bó, gìn giữ, quảng bá và truyền dạy nghệ thuật chèo đến với mọi người.
Suốt hơn hai tuần qua, công chúng vùng núi Đọi, sông Châu được đắm mình trong những giai điệu trữ tình sâu lắng từ sân khấu của Liên hoan Chèo toàn quốc năm 2022. Liên hoan do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam tổ chức.
Trong tháng 2 vừa qua, ngay khi có thông tin các cơ sở, địa điểm biểu diễn nghệ thuật ở Hà Nội được mở cửa trở lại, các đơn vị sân khấu Thủ đô đã lập tức lên kế hoạch biểu diễn để nhanh chóng phục vụ khán giả.