Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế thực hiện giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm y tế trong trường hợp người bệnh khi đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế xuất trình căn cước công dân gắn chip, hoặc xuất trình hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID, hoặc VNeID của Bộ Công an.
Cả nước đã có 12.455 cơ sở khám, chữa bệnh triển khai khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp (đạt 97,27% tổng số cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc), với hơn 29,2 triệu lượt tra cứu thành công thông tin thẻ bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp phục vụ làm thủ tục khám, chữa bệnh.
Chiều 19/5, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam tổ chức triển khai thực hiện mô hình thông báo lưu trú qua phần mềm ASM tại các cơ sở kinh doanh lưu trú và cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thị xã Duy Tiên.
Nỗ lực hoàn thành mục tiêu cấp thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử cho 100% công dân trong độ tuổi theo quy định, Công an tỉnh Điện Biên đã quyết định cử ba tổ công tác đặc biệt tiến hành thu nhận hồ sơ căn cước công dân lưu động cho toàn bộ công dân tỉnh Điện Biên đang sinh sống, học tập và làm việc tại các địa phương khác chưa có điều kiện trở về Điện Biên làm căn cước công dân.
Ủy ban Thường vụ Quốc thống nhất việc trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến đối với dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 5, dự kiến khai mạc vào ngày 22/5 tới.
Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận cho phép thí điểm ứng dụng căn cước công dân gắn chíp để xác thực hành khách làm thủ tục đi tàu bay tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài.
Hiện nay, toàn quốc đã có hơn 12.300 cơ sở khám chữa bệnh triển khai khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chip. Con số này đạt 96,26% tổng số cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên toàn quốc.
Đến hết tháng 11/2022, hơn 4,2 triệu lượt người đã sử dụng, tra cứu thành công phục vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm xã hội bằng căn cước công dân gắn chíp. Giải pháp này đã t ạo điều kiện tối đa về các thủ tục khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế với người tham gia, không phát sinh bất kỳ thủ tục giấy tờ nào.
Thực hiện đợt cao điểm “90 ngày, đêm” triển khai các giải pháp bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu phục vụ triển khai quy định của Luật Cư trú năm 2020 và tăng cường đẩy mạnh thực hiện Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn. Từ tháng 10 đến nay, các đơn vị thuộc Công an tỉnh Cao Bằng đã tích cực, nỗ lực, “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” triển khai quy trình, thủ tục cấp căn cước công dân gắn chíp.
Hiện nay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã triển khai ứng dụng công nghệ sinh trắc xác thực vân tay trên thẻ căn cước công dân gắn chíp trong khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Công tác thí điểm được triển khai tại 5 cơ sở y tế của Hà Nội và Quảng Bình.
Hơn 11 nghìn cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên toàn quốc đã tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp phục vụ khám, chữa bệnh theo hình thức này. Như vậy, khoảng 88% tổng số cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đã thực hiện gần 1,8 triệu lượt tra cứu.
Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân, suốt dịp nghỉ lễ 2/9 năm nay (từ ngày 1-4/9), Công an Thành phố duy trì hoạt động cấp căn cước công dân gắn chíp cho người dân trên địa bàn.
Hà Nội đặt mục tiêu trước ngày 15/8, 100% cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn triển khai thực hiện tiếp nhận, làm thủ tục cho bệnh nhân đến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chip.
Trước ngày 10/8/2022, mục tiêu đặt ra là 100% cơ sở y tế ở Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp. Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế không cần mang nhiều giấy tờ, được tạo điều kiện tối đa về các thủ tục khám, chữa bệnh.
Theo chỉ đạo của Bộ Công an, 5 thành phố trực thuộc Trung ương sẽ phải hoàn thành cấp căn cước công dân gắn chip cho công dân đủ điều kiện trên địa bàn trước ngày 31/8/2022. Nhằm bảo đảm tiến độ, Công an thành phố Hà Nội đã ban hành mệnh lệnh 01 mở đợt cao điểm thu nhận hồ sơ cấp căn cước công dân gắn chip trong 30 ngày (từ 25/7 đến 25/8).
Công an thành phố Hà Nội cho biết, từ ngày 25/7, Công an thành phố Hà Nội mở cao điểm 30 ngày đêm (từ ngày 25/7 đến 25/8/2022) thu nhận hồ sơ cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chíp cho những công dân đủ điều kiện còn lại trên toàn thành phố.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm nêu rõ, trong thực hiện thủ tục hành chính hiện nay, nhiều cơ quan, đơn vị vẫn yêu cầu người dân phải chứng thực, chứng nhận” rất nhiều loại giấy tờ. Trong khi đó, căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử ra đời đã là giấy tờ chứng minh thông tin, nhân thân cao nhất, chính xác nhất của người dân.
Gần đây, xuất hiện tình trạng một số người dân sau khi đã làm thủ tục để cấp căn cước công dân thì lại bị lỗi thông tin và phải đi chỉnh sửa lại dẫn tới việc cấp căn cước công dân bị chậm. Bộ Công an đã có những giải pháp và hướng dẫn để kịp thời khắc phục tình trạng “lỗi thông tin”.
Cụ Phạm Thị Mỹ, 88 tuổi, công dân phường Trúc Bạch, quận Ba Đình đã không giấu được sự xúc động khi được các cán bộ trong tổ bầu cử đến tận nhà để giúp bà thực hiện quyền công dân hôm 23-5 vừa qua. Cùng lúc đó, các cán bộ công an Đội Cảnh sát quản lý hành chính về Trật tự xã hội quận Ba Đình cũng có mặt để làm Căn cước công dân (CCCD) cho cụ.
Hiện nay, công an các địa phương trên cả nước đang tiến hành cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử cho người dân. Dưới đây là một số lưu ý khi người dân đi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân (CCCD) có gắn chíp điện tử.
Những ngày này tại địa bàn TP Hà Nội, Công an các quận, huyện đều đang khẩn trương hoàn thành việc cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chip cho người dân. Không chỉ làm giờ hành chính, cán bộ, chiến sĩ công an đều tăng ca, làm đêm, lập thêm nhiều điểm cấp CCCD lưu động để phục vụ người dân.