Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)

Thống nhất tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ

Theo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi) vừa được thông qua, Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo tại phiên họp sáng 15/6. (Ảnh: DUY LINH)

Không lấy phiếu tín nhiệm đối với người nghỉ chữa bệnh hiểm nghèo

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội, dự thảo Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng quy định không lấy phiếu tín nhiệm đối với người nghỉ chữa bệnh hiểm nghèo có xác nhận của cơ sở y tế và không điều hành công tác từ 6 tháng liên tục trở lên để bảo đảm chặt chẽ.
Nghiên cứu bổ sung tiêu chí sự gương mẫu của người thân để lấy phiếu tín nhiệm

Nghiên cứu bổ sung tiêu chí sự gương mẫu của người thân để lấy phiếu tín nhiệm

Theo Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội sẽ nghiên cứu bổ sung thêm các tiêu chí về căn cứ để đánh giá tín nhiệm, như sự gương mẫu của người thân hay gương mẫu trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để bổ sung vào các căn cứ, tiêu chí đánh giá tín nhiệm.
Quang cảnh phiên họp của Quốc hội chiều 30/5. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nhất trí trình Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp thứ 5 theo trình tự, thủ tục rút gọn, nhằm bảo đảm việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định mới sẽ được thực hiện tại Kỳ họp cuối năm 2023.

Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trình bày Tờ trình tại phiên họp sáng 11/5. (Ảnh: DUY LINH)

Đề xuất cán bộ bị đánh giá tín nhiệm thấp không quá 10 ngày phải từ chức

Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 85/2014/QH13 quy định, người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp” thì xin từ chức trong thời gian không quá 10 ngày.
Thủ tướng Peru Alberto Otarola phát biểu trong một phiên họp của Quốc hội. (Ảnh: Reuters)

Chính phủ mới ở Peru vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội

Ngày 10/1, với 73 phiếu thuận, 43 phiếu chống và 6 phiếu trắng, chính phủ mới ở Peru do Thủ tướng Alberto Otarola thành lập đã vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội nước này. Điều này đồng nghĩa Thủ tướng Otarola sẽ tiếp tục giữ cương vị lãnh đạo đất nước với danh sách nội các hiện tại.