Bình Phước là tỉnh có đường biên giới dài, tiếp giáp Campuchia. Trên tuyến biên giới này có nhiều đường mòn, lối mở, tiềm ẩn yếu tố phức tạp, mất an ninh trật tự. Ðể bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, bình yên trên tuyến biên giới, mỗi người dân, mỗi ngôi nhà, mỗi cụm điểm dân cư nơi đây đang là một pháo đài, điểm tựa vững chắc cùng các lực lượng bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc ta, từ sớm, từ xa.
Lạng Sơn có 5 huyện biên giới, với 20 xã và một thị trấn giáp biên. Những năm qua, người dân nơi đây đã nỗ lực thực hiện các dự án trồng rừng, nhờ đó một dải biên cương xứ Lạng đã bạt ngàn những rừng hồi, rừng thông... xanh ngắt suốt bốn mùa.
Đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền, lực lượng vũ trang huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) trong triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, đặc biệt là công tác phát triển Đảng, bảo vệ đường biên cột mốc… luôn có sự đóng góp quan trọng, lặng thầm của già làng, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc: Hà Nhì, H'Mông, Dao… Với mỗi người dân ở huyện biên giới Mường Nhé, thì con người và cách sống hết lòng vì cộng đồng, như các ông: Lỳ Xuyến Phù, Sùng Vảng Say… luôn được ví như “những ngọn đuốc sống” nơi biên cương!
Mảnh đất biên giới Tây Ninh gian lao mà anh dũng, cũng là vùng đất xinh tươi, màu mỡ thích hợp du lịch và phát triển nông nghiệp xanh-sạch-bền vững. Trong những năm kháng chiến và bảo vệ biên giới, Tây Ninh được xem là tiền đồn của Đông Nam Bộ thì trong phát triển kinh tế xanh hiện nay, Tây Ninh là vùng đất đầy tiềm năng…
Với đặc thù vừa bảo vệ biên giới vừa xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh, công tác vận động quần chúng của Bộ đội Biên phòng đóng vai trò rất quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ. Sự tích cực, đổi mới, sáng tạo trong công tác vận động quần chúng của người lính mang quân hàm xanh góp phần làm sáng đẹp hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ.
Xây dựng nền biên phòng toàn dân là một trong những nhiệm vụ hàng đầu được các cấp, ngành của tỉnh Bình Phước quan tâm, qua đó tạo nên sức mạnh tổng hợp trong bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Theo đó lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm đoàn kết chặt chẽ với chính quyền, nhân dân, đồng bào các dân tộc khu vực biên giới.
Đóng quân trên xã đảo Tân Hiệp ( thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam), hơn 47 năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cù Lao Chàm luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, khắc phục mọi khó khăn gian khổ, bám trụ nơi đầu sóng ngọn gió. Làm tốt công tác vận động ngư dân, chủ tàu ngày đêm cùng tham gia canh giữ bình yên vùng trời, vùng biển tiền tiêu của Tổ quốc.
Triển lãm ảnh “Tự hào một dải biên cương” năm 2023 nhằm khẳng định những thành tựu mà Đảng, đất nước đã giành được trong giữ gìn, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển; khơi dậy lòng tự hào về cơ đồ, vị thế đất nước; tôn vinh các lực lượng đang ngày đêm giữ gìn và bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc.
Những năm qua, nhân dân trên tuyến biên giới tỉnh Bình Phước đã chung sức, đồng lòng cùng lực lượng bộ đội biên phòng bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh khu vực biên giới, qua đó củng cố vững chắc "thế trận lòng dân".
Những hoành phi, câu đối tại các ngôi chùa ở Trường Sa có điểm rất đặc biệt là đều được viết bằng tiếng Việt. Nơi đảo xa, nhiều người dân siêng năng đến chùa, chuyên tâm nguyện cầu cho quốc thái dân an, hướng về một cuộc sống no ấm, yên bình.
Ngày 12/3, cùng với tuổi trẻ Công an các đơn vị trực thuộc Bộ Công an và Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đoàn công tác của Đoàn Thanh niên Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia "Hành trình tháng 3 biên giới - Biên cương Tổ quốc tôi" do Ban Thanh niên Công an nhân dân và Công an tỉnh, Tỉnh đoàn Đăk Nông tổ chức.
Với trách nhiệm và tình cảm của Bộ đội cụ Hồ, trong những năm qua, cùng việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk còn huy động các nguồn lực hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân khu vực biên giới phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống về mọi mặt.
Để miền núi tiến kịp miền xuôi, các đại biểu tiêu biểu đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Cao Bằng phát huy truyền thống quê hương cách mạng, là những tấm gương sáng, bền bỉ lan tỏa tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm trong cuộc sống, đóng góp xây dựng quê hương đất nước.
Trong những ngày cuối năm 2021, dưới tiết trời se lạnh của núi rừng Tây Nguyên, chúng tôi lên thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ea H’leo, đây là đồn đóng quân xa nhất và còn gặp nhiều khó khăn nhất trên tuyến biên giới của tỉnh Đắk Lắk.
Chiều 21/12, tại thành phố Hồ Chí Minh, Báo Thanh niên và Tập đoàn Công nghiệp Cao-su Việt Nam (VRG) phối hợp tổ chức chương trình họp mặt và giao lưu, tuyên dương điển hình “Gương sáng biên cương” có những đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng, phát triển các vùng biên giới, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia.
Lịch sử của dân tộc sẽ mãi không bao giờ quên trên dải biên cương đông bắc của Tổ quốc cách đây đúng 42 năm, sau trận đánh khốc liệt với quân địch, Đồn Biên phòng Pò Hèn cũ bị xóa sổ. Trên nền doanh trại cũ của đồn Pò Hèn xưa, một đài tưởng niệm đã được dựng lên giữa miền biên viễn nằm trong quần thể Khu di tích lịch sử Pò Hèn ở xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái (Quảng Ninh), là nơi yên nghỉ của 86 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc của Tổ quốc trong ngày 17-2-1979.