Bảo tàng Lịch sử quốc gia hiện đang lưu giữ và bảo quản khoảng 200.000 hiện vật, tư liệu lịch sử, văn hóa trong và ngoài nước.

Bảo tàng Lịch sử quốc gia sẽ mở cửa xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5

Theo thông tin từ Bảo tàng Lịch sử quốc gia, trong cả 5 ngày nghỉ lễ, từ thứ bảy ngày 27/4 đến hết thứ tư ngày 1/5, hệ thống trưng bày của bảo tàng sẽ mở cửa bình thường phục vụ khách tham quan. Buổi sáng, bảo tàng mở cửa từ 8-12 giờ, buổi chiều hoạt động từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.
Khám phá văn hóa Việt Nam qua “Tiểu luận về nghệ thuật An Nam”

Khám phá văn hóa Việt Nam qua “Tiểu luận về nghệ thuật An Nam”

Cuốn sách “Tiểu luận về nghệ thuật An Nam” của Louis Bezacier do Nhã Nam ấn hành, gồm 7 bài nói chuyện và một tập sách kèm hình chiếu được thực hiện ở Bảo tàng Louis Finot (hiện là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội), dưới sự bảo trợ của Hội Những người bạn của Viện Viễn Đông Bác Cổ.
Bậc thềm rồng điện Kính Thiên trong Hoàng thành Thăng Long thời Lê sơ. (Ảnh: VƯƠNG ANH)

Rồng trên các bảo vật quốc gia

Tính đến nay, cả nước có 265 bảo vật quốc gia, hiện đang được lưu giữ tại các bảo tàng, đình đền chùa miếu, di tích… Trong số đó, nhiều bảo vật quốc gia mang hình rồng hoặc có trang trí hình rồng, không chỉ có giá trị về lịch sử, mỹ thuật… mà còn cho thấy những quan điểm của người đương thời về loài vật không có thực này. Nhân dịp xuân mới Giáp Thìn, cùng điểm lại một số bảo vật quốc gia tiêu biểu mang hình rồng.
Học sinh tham gia “Giờ học lịch sử” tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Trải nghiệm ở bảo tàng và định hướng giáo dục di sản

Ða dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, tăng cường hoạt động trải nghiệm, sử dụng di sản văn hóa trong dạy học là định hướng của Bộ Giáo dục và Ðào tạo nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, việc đưa học sinh đến với bảo tàng, tổ chức các tiết học chuyên đề tại bảo tàng vẫn chưa thật sự được chú trọng, vì vậy chưa phát huy được giá trị của di sản trong giáo dục học đường.
Những hiện vật được giới thiệu ra công chúng lần này là những hiện vật tiêu biểu thời Khải Định.

Triển lãm 100 cổ vật “Từ Musée Khải Định đến Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế”

Việc trưng bày các báu vật lần này nhằm tri ân vị Hoàng đế đã có công thành lập Musée Khải Định - Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế; tri ân sự nỗ lực sưu tầm của những đồng nghiệp qua nhiều thế hệ, nhằm mục đích bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của triều Nguyễn.
Lan tỏa giá trị của những hiện vật, tư liệu chiến tranh

Lan tỏa giá trị của những hiện vật, tư liệu chiến tranh

Mỗi hiện vật, tư liệu chiến tranh về giai đoạn Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và Quốc khánh 2/9 mang trong mình những câu chuyện riêng, được trưng bày trang trọng tại nhiều bảo tàng, như nhắc nhở những người trẻ về một giai đoạn lịch sử oanh liệt, hào hùng của cả dân tộc. 77 năm đã qua đi, những di sản ký ức này không chỉ là câu chuyện của quá khứ mà còn là thông điệp của thế hệ trước gửi lại cho muôn đời sau.
Nét độc đáo của gốm Việt nghìn năm

Nét độc đáo của gốm Việt nghìn năm

Từ ngày 19/11, những người đam mê văn hóa đã có thêm cơ hội để thưởng thức bộ sưu tập gốm men có giá trị mỹ thuật cao, cũng như tìm hiểu lịch sử phát triển hơn 2.000 năm của gốm Việt trong không gian triển lãm “Gốm Việt Nam: Một truyền thống riêng biệt - Nhìn từ sưu tập An Biên”.

Hình ảnh trong tour 3D tham quan Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. (Ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam)

Tham quan trực tuyến - Lối ra của Bảo tàng mùa Covid

Những ngày giãn cách, các hoạt động tập trung đông người phải dừng lại, không gian của các bảo tàng vắng bóng khách tham quan. Khi ấy, các tour tham quan online, các triển lãm, trưng bày trực tuyến trở thành một công cụ giúp cho bảo tàng duy trì hoạt động, đồng thời cũng là cách để nhiều khách tham quan có thể thưởng thức sản phẩm mới của bảo tàng ngay trong ngôi nhà của mình trong thời gian giãn cách. 

Công chúng xem Trưng bày chuyên đề Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Những hiện vật Cách mạng quý tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Ý nghĩa trọng đại của mốc son lịch sử mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc đã khẳng định những giá trị vô giá của tài liệu, hiện vật về Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Trong suốt quá trình hoạt động, từ Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đến nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia, cơ quan này luôn chú trọng, ưu tiên nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá tri của khối tài liệu hiện vật quý này