Những ngày qua, mưa lũ nghiêm trọng tại các tỉnh miền núi phía bắc gây sạt lở đất, ngập úng khiến nhiều tuyến đường bị tê liệt, nhiều cột điện gãy đổ, mất điện trên diện rộng. Ðể khắc phục hậu quả, cán bộ, công nhân của ngành giao thông vận tải, ngành điện các tỉnh đã phát huy tinh thần “bốn tại chỗ”, làm việc không kể ngày đêm để bảo đảm kết nối giao thông, cấp điện trở lại cho các hộ dân.
Ngày 4/8, Đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Lê Thành Long làm trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình thiệt hại, công tác khắc phục hậu quả do mưa lũ; thăm, tặng quà các gia đình bị thiệt hại trong đợt mưa lũ từ ngày 22 đến 31/7 tại bản Phiêng Nghè, xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La.
Vào lúc 4 giờ sáng 4/8, do mưa to kéo dài làm đất sạt lở xuống hai căn nhà thuộc thôn Sài Hồ, xã Tân Thành, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) làm 2 nạn nhân tử vong.
11 tỉnh, thành phố phía bắc bị ảnh hưởng bởi mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2 cần chủ động chuẩn bị các phương án bảo đảm an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, thiên tai.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến ngày 2/8/2024, khu vực Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, cục bộ có nơi trên 200mm, nguy cơ cao tiếp tục xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở đất. Để chủ động ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị tập trung chỉ đạo biện pháp cụ thể để giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và chủ động ứng phó mưa lũ, sạt lở đất.
Ngày 29/7, Tỉnh ủy Sơn La tổ chức Hội nghị về công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. Đồng chí Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Hoàng Quốc Khánh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La chủ trì hội nghị.
Trước những thiệt hại cả về người và tài sản do thiên tai gây ra tại xã Mường Pồn (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và tổ chức Đoàn Thanh niên cũng như tuổi trẻ địa phương đã nhanh chóng triển khai các nguồn lực, sức người để góp phần nhanh chóng ổn định đời sống người dân.
Những ngày qua, tại các tỉnh miền núi phía bắc, nhất là ở hai tỉnh Sơn La và Điện Biên, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 đã có mưa to đến rất to, làm lũ quét, lũ ống làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả.
Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ, từ chiều 24/7 đến nay, thành phố Hà Nội mưa nhỏ, lượng mưa dưới 10mm. Tuy nhiên, mực nước sông, hồ thủy lợi vẫn ở mức rất cao. Mực nước các hồ Đồng Đò (huyện Sóc Sơn), Đồng Sương, Văn Sơn, Miễu (huyện Chương Mỹ), Quan Sơn (huyện Mỹ Đức)... đều vượt mức thiết kế.
Thông tin với báo chí diễn biến mưa hậu hoàn lưu bão số 2, chiều 25/7 ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia (Tổng cục Khí tượng thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết: Dự báo, hậu hoàn lưu bão số 2 suy yếu trong giai đoạn từ nay đến ngày 27/7. Ở các tỉnh miền bắc thời tiết chuyển tốt trở lại, thậm chí có khả năng xảy ra nắng nóng ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ cũng như Thủ đô Hà Nội.
Do ảnh hưởng của rìa bắc rãnh áp thấp kết hợp với hội tụ gió trên cao, trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội đã xảy ra mưa lớn, gây ngập úng nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp, hư hại nhiều tài sản, hoa màu. Huyện Quốc Oai đang nỗ lực khắc phục hậu quả mưa lũ, ổn định đời sống người dân.
Từ đêm 23/7 đến rạng sáng 25/7, mưa lớn kéo dài gây sạt lở đất, ngập úng trên địa bàn thành phố Sơn La, đã gây thiệt hại nặng nề về nhà cửa, tài sản của người dân tại các xã, phường.
Sau nhiều ngày mưa liên tiếp, đến đêm 24 rạng sáng 25/7 đã gây ra lũ quét lớn tại xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Thông tin ban đầu cho biết, đã có 7 người chết, mất tích; hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp.
Hơn 5 giờ kể từ khi cơn lũ quét tràn về, người dân xã Mường Pồn, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) vẫn bàng hoàng như không muốn tin là sự thật. Bản làng tan hoang; đất đá tràn khắp đường Quốc lộ 12; ruộng lúa đương xanh ngập sâu trong nước.
Sau nhiều ngày mưa liên tiếp, đến đêm 24 rạng sáng 25/7 đã gây ra lũ quét lớn tại xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Thông tin ban đầu, đã có 7 người chết, mất tích; hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 72/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2 và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trong thời gian tới
Từ chiều 23/7 đến sáng 24/7, tại địa bàn các huyện, thành phố của tỉnh Sơn La đã xảy ra mưa lớn kéo dài. Mưa trong đêm, nước dâng cao, đã gây ngập úng lớn, sạt lở đất đá tại các huyện, thành phố của tỉnh Sơn La, đã gây thiệt hại về người và về tài sản. Tỉnh Sơn La đã huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ các lực lượng tham gia hỗ trợ, giúp đỡ người dân.
Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, bão số 2 đã suy yếu thành vùng áp thấp, có khả năng gây ra mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ, với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-200 mm, cục bộ có nơi hơn 300 mm…
Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, bão số 2 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gây gió mạnh cấp 7 và mưa to ở nhiều tỉnh, thành phố khu vực phía bắc. Mưa lớn đã làm cho nhiều tuyến đường bị ngập lụt, cây đổ, sạt lở… Trước tình hình trên, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an đã chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông tập trung khắc phục thiệt hại sau bão và rà soát các điểm sạt lở, ngầm tràn để hướng dẫn, phân luồng bảo đảm an toàn giao thông.
Chiều 23/7, Đồn Biên phòng Nhật Lệ thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Bình cho biết, trong khi vào bờ tránh trú bão số 2, ba tàu cá của ngư dân trong tỉnh bị mắc cạn, chìm ở cửa sông Nhật Lệ, rất may không xảy ra thiệt hại về người.
Khoảng 19 giờ 45 phút ngày 22/7, tại Km127+700, Quốc lộ 4D (đoạn thuộc xã Cốc San, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai) đã xảy ra sạt lở đất, đá kèm theo đổ cây từ taluy dương, đã gây tắc đường, ảnh hưởng đến quá trình tham gia giao thông của người dân.
Từ 4 giờ sáng 23/7, do ảnh hưởng của bão số 2, trên địa bàn thành phố Hà Nội bắt đầu có mưa rải rác. Tuy nhiên, theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng Bắc Bộ, do ảnh hưởng của áp thấp, từ chiều nay đến ngày 24/7, trên địa bàn thành phố Hà Nội có mưa vừa, sau mưa to đến rất to.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều nay (23/7), áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 2) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực các tỉnh Lạng Sơn-Quảng Ninh.
Ngay trong sáng 23/7, các đồng chí lãnh đạo của tỉnh Quảng Ninh đã trực tiếp chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão số 2, theo đó yêu cầu các địa phương và lực lượng chức năng nhanh chóng huy động thiết bị giúp người dân khắc phục hậu quả do bão số 2 gây ra, bảo đảm ổn định cuộc sống cho nhân dân trên địa bàn.
Tại huyện Cát Hải, do việc đình chỉ hoạt động các tàu vận tải hành khách, phà biển, cáp treo trong thời gian ảnh hưởng của bão số 2 nên hiện có hơn 3.800 khách lưu trú bị kẹt lại tại đảo.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực ở Bắc Bộ và Thanh Hóa đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa. Trong 6 giờ tới, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các khu vực trên.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, hiện đã có nhiều cây gãy, đổ trên một số tuyến đường trên địa bàn. Tính đến sáng sớm 23/7, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chưa ghi nhận thiệt hại lớn.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (23/7) bão số 2 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới nhiều khu vực trên cả nước có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Rạng sáng 23/7/2024, bão số 2 đã áp sát bờ biển Quảng Ninh-Hải Phòng. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 6, giật cấp 9; tại Cửa Ông có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7; Đầm Hà (Quảng Ninh) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 9. Ở khu vực ven biển phía Đông Bắc Bộ đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: Vân Đồn (Quảng Ninh) 108mm,... và gây thiệt hại ban đầu ở một số địa phương.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, từ sáng 23 đến ngày 24/7, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to hơn 300mm. Cảnh báo xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp, đô thị.