Quang cảnh diễn đàn.

Trao đổi thông tin và kinh nghiệm về bảo hộ quyền tác giả giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Sáng 26/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp Cơ quan bảo vệ Bản quyền Hàn Quốc tổ chức Diễn đàn bản quyền Việt Nam-Hàn Quốc năm 2024 với chủ đề Chính sách bản quyền trên môi trường số và phương án hợp tác.
Giao diện trang web phát tán phim lậu nổi tiếng "lỳ đòn nhất Việt Nam" đã bị khởi tố hình sự tháng 8/2021. Ảnh chụp màn hình

Hành động quyết liệt để bảo vệ bản quyền trực tuyến

Trong "cuộc chiến" chống vi phạm bản quyền trên môi trường số ở phạm vi toàn cầu, thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực cùng các bên liên quan và đạt một số thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trước thực tế vẫn còn nhiều thách thức, mới đây Liên minh Sở hữu trí tuệ quốc tế (IIPA) đã đưa ra đề xuất với các cơ quan hữu quan Việt Nam về khuôn khổ thực thi và hành động mạnh mẽ hơn trong năm 2024 nhằm giảm thiệt hại cho thị trường cả trong nước và quốc tế.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam+)

Bảo vệ bản quyền tác phẩm điện ảnh trên không gian mạng

Với sự phát triển như vũ bão của khoa học-công nghệ, nhiều thách thức đang đặt ra đối với vấn đề bảo vệ quyền tác giả, nhất là với lĩnh vực điện ảnh, một trong những thể loại thường xuyên phải đối mặt với các hình thức xâm phạm bản quyền tinh vi, trắng trợn trên không gian mạng.
Một Hội thảo chuyên đề do Liên minh Sáng tạo và Giải trí (ACE) phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức. (Ảnh: Mỹ Hạnh)

Đóng cửa thêm nhiều website lậu vi phạm bản quyền ở Việt Nam

Ngày 7/11, tiếp nối bước tiến trong nỗ lực hợp tác và xử lý tình trạng vi phạm bản quyền trực tuyến ở Việt Nam, Liên minh Sáng tạo và Giải trí (ACE) công bố việc đơn vị này vừa đóng cửa thành công hàng loạt trang web lậu có lượng truy cập lớn, thuộc cùng một tổ chức chuyên vi phạm bản quyền hoạt động tại cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Không gian triển lãm mỹ thuật trực tuyến VAES.

Cần hành lang pháp lý cho triển lãm mỹ thuật trực tuyến

Triển lãm mỹ thuật trực tuyến mở ra cơ hội cho các nghệ sĩ giới thiệu tác phẩm của mình tới công chúng trong nước và quốc tế, cũng như cho thế giới thấy được nền nghệ thuật phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, cần một hành lang pháp lý chặt chẽ và cụ thể để hoạt động của các triển lãm mỹ thuật trực tuyến chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. 
Quang cảnh hội thảo.

Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số

Vi phạm bản quyền nội dung số diễn ra phổ biến với tốc độ cao, tính chất ngày càng nghiêm trọng, phức tạp, phạm vi ngày càng rộng. Điều này ảnh hưởng đến doanh thu, uy tín, thương hiệu của các cơ quan báo chí cũng như công cuộc chuyển đổi số báo chí. Do đó, bảo vệ bản quyền đang là vấn đề cấp bách đối với các cơ quan báo chí và đòi hỏi các giải pháp phải được thực hiện tổng thể, đồng bộ để đạt hiệu quả cao nhất.
Tăng mức xử phạt các vi phạm bản quyền tác giả

Tăng mức xử phạt các vi phạm bản quyền tác giả

Mới đây, tại Hà Nội, lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã làm việc với các thành viên Ban soạn thảo và Tổ biên tập xây dựng Nghị định quy định xử phạt hành chính về quyền tác giả và quyền liên quan. Ngày 2/6, Bộ ban hành Thông tư 08/2023 quy định 11 mẫu văn bản, giấy chứng nhận trong hoạt động đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan.
Sản phẩm OCOP của TP Đà Nẵng trưng bày tại chương trình xúc tiến thương mại, tháng 5/2023. (Ảnh: ANH ĐÀO)

Hành lang pháp lý cho các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề OCOP

Hoạt động bảo hộ Sở hữu trí tuệ được triển khai thực hiện là công cụ đắc lực để phát triển kinh tế-xã hội, tăng giá bán, sức cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đem lại lợi nhuận kinh tế cho người sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, hạn chế rủi ro trong kinh doanh.
Cây cầu vàng ở Đà Lạt. (Ảnh: idalat.vn)

Sáng tạo hay sao chép?

Ngay sau khi hai chiếc Cầu Vàng ở Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) được đưa vào khai thác cách đây hai năm, các mạng xã hội đã “nóng ran” vì nhiều bạn trẻ đua nhau đến chụp ảnh check-in. Với nhiều người, đây là điểm đến mới khi đi du lịch ở “thành phố mộng mơ”. Sẽ không có gì đáng nói, nếu những chiếc Cầu Vàng này là một ý tưởng mới về sản phẩm du lịch. Song, thực tế, hai chiếc Cầu Vàng ở Đà Lạt đã sao y bản chính chiếc Cầu Vàng nổi tiếng ở Đà Nẵng, cũng chiếc cầu uốn cong, cũng “bàn tay Phật” đỡ chiếc cầu, nhưng với kích thước nhỏ hơn.
Ảnh minh họa.

Lại chuyện bản quyền

Hội Nhà văn Việt Nam vừa ra thông báo tạm thu hồi Giải thưởng Tác giả trẻ năm 2021, hạng mục nghiên cứu lý luận phê bình, được trao cho cuốn sách chuyên khảo "Phê bình phân tâm học-Phía của những ám ảnh nghệ thuật" (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2020) của tiến sĩ Vũ Thị Trang.

Ảnh minh họa.

Vấn đề bản quyền trong số hóa thư viện

Sử dụng phần mềm thư viện số là một xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ thông tin, làm thay đổi cơ bản phương thức hoạt động của thư viện từ thu thập, xử lý tài liệu đến công tác phục vụ bạn đọc. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi, công tác số hóa hoạt động của thư viện đang gặp những khó khăn về đầu tư hạ tầng công nghệ, đào tạo nhân lực, và đặc biệt là nguồn tài liệu điện tử. Trong đó vấn đề bản quyền nguồn tài liệu được số hóa rất cần được tháo gỡ.

Bìa sách “Phê bình phân tâm học-Phía của những ám ảnh nghệ thuật”.

Hội Nhà văn Việt Nam tạm thu hồi 1 giải thưởng văn học năm 2021

Trong thông báo sáng ngày 30/3 của Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam cho biết: Tạm thu hồi Giải thưởng Tác giả trẻ năm 2021 đối với tác phẩm “Phê bình phân tâm học-Phía của những ám ảnh nghệ thuật” của tác giả Vũ Thị Trang. Cuốn sách này thời gian gần đây bị tiến sĩ Đỗ Hải Ninh khiếu nại vi phạm bản quyền của bà và bị dư luận “soi” ra nhiều chi tiết “sao y bản chính” của nhà phê bình văn học Đỗ Lai Thúy.

Phần cử hành quốc ca trong trận bóng đá Việt Nam-Lào tối 6/12 bị tắt tiếng.

Quốc ca bị tắt tiếng vì lý do bản quyền: Cần làm rõ trách nhiệm

Tối 6/12, người hâm mộ bóng đá nước nhà đã được tận hưởng niềm vui chiến thắng khi đội tuyển Việt Nam mở màn cho chiến dịch bảo vệ ngôi vô địch AFF Cup 2020 tại Singapore bằng chiến thắng 2-0 trước Lào. Tuy nhiên, niềm vui không được trọn vẹn… Bởi trước đó, hàng triệu người xem trận đấu trên nền tảng mạng xã hội đã không thể nghe các cầu thủ hát vang bài Quốc ca vì lý do bản quyền.