10 sự kiện tiêu biểu ngành lao động-thương binh và xã hội năm 2022

NDO - Trong 10 sự kiện tiêu biểu ngành lao động-thương binh và xã hội năm 2022, nhiều hoạt động ghi dấu ấn trong đời sống kinh tế-xã hội của đất nước. Đó là tổ chức thành công chuỗi các hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ; hỗ trợ gần 105 nghìn tỷ đồng cho 68,67 triệu người dân, người lao động và 1,4 triệu người sử dụng lao động vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19…
0:00 / 0:00
0:00
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2022 ngày 23/7/2022, tại Hà Nội nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ. (Ảnh: Đăng Khoa)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2022 ngày 23/7/2022, tại Hà Nội nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ. (Ảnh: Đăng Khoa)

1. Hoàn thành 100% nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật gắn với thực thi nghiêm pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội

Năm 2022, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 3 nghị định, 3 quyết định, 2 báo cáo và ban hành 20 thông tư.

Cùng với xây dựng Hồ sơ đề xuất sửa đổi Luật Việc làm, trong năm, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng đã tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, đồng thời nghiên cứu, tham mưu ban hành nghị quyết cho giai đoạn mới.

Trong năm, ngành đã tiến hành tự kiểm tra, kiểm tra chuyên đề đối với 20 văn bản quy phạm pháp luật và kiểm tra theo thẩm quyền đối với 15 văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, rà soát, phát hiện 73 văn bản quy phạm pháp luật có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp hoặc hết hiệu lực và đã xử lý, kiến nghị xử lý theo thẩm quyền 100% số văn bản sau rà soát cần xử lý.

Thanh tra toàn ngành lao động-thương binh và xã hội đã triển khai 2.273 cuộc thanh tra, 623 cuộc kiểm tra; ban hành 2.273 kết luận thanh tra, phát hiện 9.877 thiếu sót, sai phạm; 454 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền xử phạt là 26 tỷ đồng (bằng 315,4% năm 2021). Cơ quan thanh tra ngành thu hồi, kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước số tiền 198 tỷ đồng, bằng 110% năm 2021.

Toàn ngành lao động-thương binh và xã hội đã tiếp 10.571 lượt người, tiếp nhận 10.428 đơn, thư và giải quyết 322 vụ khiếu nại, tố cáo, qua đó, giúp Bộ nắm bắt được tình hình, nguyện vọng và giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh, nâng cao niềm tin của nhân dân, tạo đồng thuận xã hội trong xây dựng, ban hành và triển khai nhiệm vụ công tác lao động, người có công và hội.

2. Hỗ trợ gần 105 nghìn tỷ đồng cho 68,67 triệu người dân, người lao động và 1,4 triệu người sử dụng lao động vượt qua khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra

Đầu năm 2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP nhằm phục hồi và phát triển kinh tế của đất nước sau đại dịch.

Triển khai nhiệm vụ nêu trên, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội khẩn trương tham mưu và trình Thủ tướng ban hành Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 quy định việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động.

Đến nay, đã có 5,2 triệu người lao động được hỗ trợ tiền thuê nhà với tổng kinh phí hơn 3.744 tỷ đồng, kết hợp cùng việc tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ người lao động từ năm 2021 (Nghị quyết 68 và Quyết định 23) với tổng kinh phí hỗ trợ gần 105 nghìn tỷ đồng cho 68,67 triệu người dân và người lao động và 1,4 triệu người sử dụng lao động.

5,2 triệu người lao động được hỗ trợ tiền thuê nhà với tổng kinh phí hơn 3.744 tỷ đồng, kết hợp cùng việc tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ người lao động từ năm 2021 (Nghị quyết 68 và Quyết định 23) với tổng kinh phí hỗ trợ gần 105 nghìn tỷ đồng cho 68,67 triệu người dân và người lao động và 1,4 triệu người sử dụng lao động.

3. Nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội, góp phần bảo đảm an sinh xã hội

Nhằm hỗ trợ, nâng cao đời sống của các đối tượng thuộc các chính sách trợ giúp xã hội trong và sau đại dịch Covid -19, năm 2022, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình, chính sách về trợ giúp xã hội.

Theo báo cáo của các địa phương, hiện nay, cả nước đang thực hiện trợ cấp xã hội hằng tháng cho 3,2 triệu đối tượng với tổng kinh phí thực hiện khoảng 18.000 tỷ đồng.

Cả nước đang thực hiện trợ cấp xã hội hằng tháng cho 3,2 triệu đối tượng với tổng kinh phí thực hiện khoảng 18.000 tỷ đồng.

Quan tâm, chăm lo đến người cao tuổi, cả nước có gần 3,3 triệu người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trong đó có hơn 2,5 triệu người cao tuổi, 1,4 triệu người cao tuổi hưởng trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng, hơn 1,87 triệu người cao tuổi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, khoảng 10 nghìn người cao tuổi đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp xã hội; 95% người cao tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế, 32% người cao tuổi được lập hồ sơ quản lý theo dõi sức khỏe ban đầu.

Từ đầu năm đến nay Chính phủ cấp xuất tổng số gần 25 nghìn tấn gạo hỗ trợ cho 492,5 nghìn hộ với hơn 1,6 triệu nhân khẩu. Kết quả, 100% đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng; 100% người dân bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt, thiếu đói được trợ giúp đột xuất kịp thời, không để người dân nào bị thiếu đói, góp phần nâng cao hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, trợ giúp xã hội.

4. Tổ chức thành công chuỗi các hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022)

10 sự kiện tiêu biểu ngành lao động-thương binh và xã hội năm 2022 ảnh 1

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tặng quà đại diện đại biểu người có công với cách mạng, các Mẹ Việt Nam Anh hùng tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ và tuyên dương đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2022 ngày 24/7/2022. (Ảnh: Đăng Khoa)

Tiếp tục thực hiện hiệu quả Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 14/7/2017 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng, cả nước đã tổ chức thành công chuỗi các hoạt động kỷ niệm 75 Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022) thiết thực, trang trọng và ý nghĩa. Công tác đền ơn, đáp nghĩa được Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đặc biệt quan tâm.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có buổi gặp mặt thân mật 75 đại biểu người có công tiêu biểu, đại diện cho hàng triệu người có công là cán bộ lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sĩ ở khắp mọi miền Tổ quốc.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng tham dự và chủ trì Lễ kỷ niệm 75 Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022), diễn ra ngày 24/7 tại Thủ đô Hà Nội.

Năm 2022, cả nước đã chi trả trợ cấp thường xuyên cho 1,2 triệu người có công với kinh phí hơn 29 nghìn tỷ đồng; công nhận và cấp Bằng Tổ quốc ghi công đối với 609 liệt sĩ, cấp đổi lại 9.588 Bằng Tổ quốc ghi công; tiếp nhận 1.876 mẫu hài cốt, mẫu sinh phẩm thân nhân liệt sĩ và đối khớp 148 danh tính hài cốt liệt sĩ.

Năm 2022, cả nước đã chi trả trợ cấp thường xuyên cho 1,2 triệu người có công với kinh phí hơn 29 nghìn tỷ đồng.

Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cả nước cũng đã vận động được hơn 390 tỷ đồng, hỗ trợ xây mới hơn 4.000 nhà tình nghĩa, sửa chữa hơn 3.000 nhà tình nghĩa với tổng kinh phí hơn 280 tỷ đồng; tặng hơn 8.000 sổ tiết kiệm với kinh phí trên 17 tỷ đồng; có 3.560 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống được các đơn vị nhận chăm sóc, phụng dưỡng suốt đời.

5. Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, bền vững và hội nhập

10 sự kiện tiêu biểu ngành lao động-thương binh và xã hội năm 2022 ảnh 2

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến ngày 20/8/2022. (Ảnh: Trần Hải)

Ngày 20/8/2022, tại Hà Nội, lần đầu tiên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị “Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập” với sự tham dự của lãnh đạo các bộ, ban, ngành ở Trung ương cùng 63 tỉnh, thành phố tại các điểm cầu.

Cụ thể hóa kết quả Hội nghị, cuối năm 2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 10/1/2023 về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập.

Thị trường lao động phục hồi đã giúp các khu công nghiệp, khu chế xuất, các vùng kinh tế trọng điểm cơ bản duy trì được lực lượng lao động ổn định, không để gián đoạn, đứt gãy chuỗi cung ứng lao động, góp phần phục hồi, phát triển kinh tế đất nước sau đại dịch Covid-19.

6. Thúc đẩy triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Ngày 18/1, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 90/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 với 7 dự án và 9 tiểu dự án, có tổng nguồn vốn tối thiểu là 75 nghìn tỷ đồng.

Chương trình đặt ra mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

Năm 2022, ngân sách từ Nhà nước đã ưu tiên bố trí 23 nghìn tỷ để thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung. Đến hết năm, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 1% so với cuối năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3% và tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4-5%.

Tính đến 30/9, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách hỗ trợ giảm nghèo đạt 274 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với năm trước, có trên 6,4 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn.

7. Hợp tác quốc tế ngày càng hiệu quả, thực hiện đầy đủ các quyền của trẻ em và bảo vệ thành công Báo cáo thực hiện Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em

Thực hiện các nghĩa vụ quốc tế thay mặt Chính phủ trong phạm vi thuộc thẩm quyền, năm 2022, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã thực hiện nghiêm túc việc báo cáo về kết quả thực hiện các công ước của Liên hợp quốc, Công ước của ILO, điều phối hiệu quả các hoạt động thực hiện Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN đến năm 2025.

Trong khuôn khổ các chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã có nhiều cuộc trao đổi song phương, thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực lao động, việc làm, phát triển nguồn nhân lực và an sinh xã hội với các nhà lãnh đạo liên quan tại Hoa Kỳ và Campuchia.

Bộ trưởng cũng dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam đến thăm và làm việc với Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản để mở rộng thêm ngành nghề tiếp nhận thực tập sinh, tạo nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm việc.

Năm 2022 cũng đánh dấu cột mốc kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam-Lào, mối quan hệ truyền thống vĩ đại, gắn bó lâu đời, đoàn kết đặc biệt và toàn diện.

Ngày 29/11, tại Quảng Ninh, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam cùng với Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào tổ chức Hội nghị Bộ trưởng đặc biệt về lao động, phúc lợi xã hội và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam-Lào với nhiều nội dung quan trọng được thỏa thuận, ký kết.

Đặc biệt, Việt Nam đã bảo vệ thành công Báo cáo lần thứ 5 và 6 về thực hiện Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em tại Phiên họp thứ 91 của Ủy ban Quyền trẻ em của Liên hợp quốc (CRC) diễn ra tại Genève (Thụy Sĩ).

8. Đưa gần 143 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, đạt gần 160% kế hoạch đề ra, gấp hơn 3 lần năm 2021

Năm 2022, tình hình bệnh dịch Covid-19 dần được kiểm soát, sau gần 2 năm đóng cửa bầu trời, các nước dần khôi phục lại việc tiếp nhận lao động nước ngoài, trong đó có lao động nước ta.

Việt Nam ta đã đưa gần 143 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt gần 160% so với kế hoạch đề ra, gấp hơn 3 lần năm 2021 trong đó lao động đưa đi Hàn Quốc tăng mạnh trong những tháng cuối năm.

9. Cải cách hành chính, chuyển đổi số, tinh gọn cơ cấu, tổ chức bộ máy đạt kết quả tích cực

Với khoảng 51,6 triệu người thuộc đối tượng quản lý của ngành trong tổng thể cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, xác định năm 2022 là năm khởi đầu của chuyển đổi số của ngành, ngay từ đầu năm 2022, Ban cán sự Đảng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-BCSĐ về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số lĩnh vực lao động, người có công và xã hội giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030.

Đặc biệt, nhằm thực hiện mục tiêu của Đề án 06 của Chính phủ, Bộ đã tham mưu, trình Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt.

Kết quả, Bộ đã kết nối, làm sạch hơn 15 triệu trong tổng số 25 triệu dữ liệu trẻ em tích hợp với cơ sở dữ liệu dân cư, sớm hơn 2 tháng so với chỉ đạo của Thủ tướng; xử lý, làm sạch, xác minh, bổ sung vào cơ sở dữ liệu dân cư hơn 3,3 triệu đối tượng bảo trợ xã hội; bước đầu hình thành cơ sở dữ liệu tập trung, thống nhất về người có công với cách mạng, trong đó ưu tiên trước hết là người có công đang hưởng chế độ ưu đãi thường xuyên...

Trong công tác cải cách hành chính, cùng với việc tiếp tục rà soát, bổ sung, đơn giản hóa và bãi bỏ thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của ngành, Bộ đã chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện Quyết định số 2230/QĐ-TTg ngày 30/12/2021của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ năm 2021 và năm 2022, đồng thời, chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện kế hoạch cải cách hành chính của Bộ giai đoạn 2021-2025 đã được ban hành.

Cũng trong năm 2022. Bộ đã tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

10. Việt Nam giành 2 Huy chương Bạc tại Kỳ thi kỹ năng nghề thế giới năm 2022

Lần đầu tiên sau 8 lần tham dự, tại Kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới phiên bản đặc biệt năm 2022 được tổ chức tại CHLB Đức, Đoàn Việt Nam xuất sắc giành 2 Huy chương Bạc ở hai nghề khác nhau.

Thành tích này cho thấy định hướng phát triển kỹ năng nghề, công tác giáo dục nghề nghiệp trong nước tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò và đi đúng hướng.