Cô giáo Vì Thị Hằng tranh thủ chải tóc cho học sinh vào giờ giải lao tại sân Trường Tiểu học Lóng Luông (xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La).

Nơi rẻo cao, có những lớp học thật khác

Đến với các bản làng trên địa bàn tỉnh miền núi Sơn La, nhiều người sẽ không khỏi ngạc nhiên khi bắt gặp những lớp học với thầy giáo là bộ đội biên phòng, học sinh đã có đầy đủ cháu nội-ngoại, cô giáo gội đầu, ủ chấy, cắt móng tay cho học trò sau giờ lên lớp… Nơi rẻo cao xa xôi, nhiệt huyết với nghề, với học trò của các giáo viên bám bản chẳng khác nào những ngọn lửa hồng ấm áp giữa núi đồi âm u trùng điệp.
Bà con dân tộc Thái ở xã Nậm Lạnh (huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) tham gia lớp học của thầy giáo quân hàm xanh Lò Văn Thoại.

[Ảnh] "Lớp bình dân học vụ" trên rẻo cao của đảng viên quân hàm xanh

Hơn 20 năm nay, Đại úy quân nhân chuyên nghiệp Lò Văn Thoại vẫn miệt mài với công tác xóa mù chữ cho bà con dân tộc ở các xã vùng cao của huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Với thành phần "học sinh" đa dạng, những tiết học của người đảng viên gương mẫu của Đồn biên phòng Nậm Lạnh được đồng chí, đồng đội và bà con trong vùng gọi vui là "lớp bình dân học vụ".
Một lớp học phổ thông vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Sóc Trăng.

Sóc Trăng tăng cường xóa mù chữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 15/4, Tỉnh ủy Sóc Trăng có Thông báo Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nội dung, mức hỗ trợ khuyến khích người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số tham gia học xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030.
Quang cảnh hội nghị.

Xóa mù chữ cho đồng bào vùng miền núi, dân tộc thiểu số ở Thanh Hóa

Ngày 2/4, Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các kết luận, chỉ thị, quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII và của Ban Thường vụ Tỉnh ủy mới ban hành đến 47.593 cán bộ, đảng viên qua gần 800 điểm cầu trực tiếp kết hợp với trực tuyến.
Một tiết học Tin học. (Ảnh minh hoạ: DUY LINH)

Chỉ thị của Bộ Chính trị về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 5/1/2024 của Bộ Chính trị về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị.
Lớp học xoá mù chữ ở thôn Nà Sla, xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.

Công tác xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao xứ Lạng

NDO- Từ nhiều năm nay, sau những buổi đi nương, bà con người Dao tại xã vùng 3 Thạch Đạn, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn ), tất bật rủ nhau đến lớp học xóa mù chữ. Người trẻ nhất hơn 25 tuổi, người lớn tuổi nhất cũng 60 tuổi, nhưng tất thảy bà con đều có chung một ý chí và khao khát - đó là học lấy cái chữ để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Học sinh lớn tuổi tại lớp học xóa mù chữ tại thôn 6 (xã Long Tân) đang tập đọc.

Niềm vui từ những lớp học đặc biệt

Trong những năm gần đây, Bình Phước đã ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất cho ngành giáo dục, nhờ đó đến nay không còn phòng học tạm, phòng học dột nát. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn những em học sinh không thể tới trường vì những lý do khách quan, chủ quan khác nhau. Vì thế, công cuộc xóa mù chữ cho bộ phận này vẫn đang được các hội, đoàn thể chú ý với nhiều cách làm hay, hiệu quả.
Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La chuyển trao Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, công nhận tỉnh Sơn La đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

Công bố quyết định tỉnh Sơn La đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở

Ngày 8/8, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đã tổ chức tổng kết năm học 2022-2023, triển khai các nhiệm vụ năm học 2023-2024; công bố Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tỉnh Sơn La đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
Lớp học xóa mù chữ tại bản Na Cai-Na Ản, xã Luân Giói, huyện Điện Biên Đông.

Điện Biên quan tâm xóa mù chữ cho người dân vùng cao

Từng học qua các lớp phổ thông hoặc các lớp xóa mù chữ, nhưng do sống ở vùng sâu, vùng xa cách biệt trung tâm huyện, xã nên nhiều người dân tộc thiểu số lại tái mù chữ vì ít sử dụng. Bởi vậy, hằng năm Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên luôn quan tâm chỉ đạo, xây dựng chỉ tiêu xóa mù chữ nhằm nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc, từ đó góp phần thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, xã hội khác…
Cán bộ chiến sĩ Đồn biên phòng Chi Lăng, Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, tặng sách vở cho các em học sinh là con nuôi đồn biên phòng.

Lạng Sơn hỗ trợ gần 5 tỷ đồng cho người học xóa mù chữ

Tại kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn khóa 17, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về quy định nội dung, mức chi hỗ trợ người dân tham gia học xóa mù chữ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: từ năm 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Các đại biểu tham dự Lễ Tổng kết và Bàn giao Chương trình hỗ trợ huyện Hà Quảng giai đoạn 2005-2022.

35 tỷ đồng hỗ trợ trực tiếp hơn 15.000 người dân khó khăn huyện Hà Quảng

Gần 35 tỷ đồng đã được giải ngân (trong tổng số gần 40 tỷ đồng đã cam kết), hỗ trợ trực tiếp hơn 15 nghìn người nghèo và cận nghèo thuộc huyện vùng cao khó khăn Hà Quảng có cuộc sống tốt đẹp hơn là kết quả nổi bật nhất của Chương trình Hỗ trợ phát triển huyện Thông Nông (nay là Hà Quảng), tỉnh Cao Bằng. 

Lớp học xóa mù chữ tại bản Huổi Pá, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp.

Chuyện dạy và học của đồng bào dân tộc vùng biên giới Sơn La

5 giờ sáng, ngoài trời lạnh như cắt, những làn sương trắng bạc giăng khắp bản Phá Thóng, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, Sơn La… Đây cũng là lúc anh Hàng A Thái, dân tộc H’Mông lục đục dậy làm trước một số việc gia đình để 6 giờ tham dự lớp xóa mù chữ nằm trong Chương trình xây dựng xã hội học tập vùng biên giới được triển khai trong 3 năm qua.