Xã Văn Đức trước đây thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Năm 1961, để đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển thủ đô, Quốc hội khóa II, kỳ họp thứ 2 đã phê duyệt mở rộng ngoại thành Hà Nội. Xã Văn Đức đã được tách khỏi huyện Văn Giang chuyển về huyện Gia Lâm.
Xã Văn Đức có tổng diện tích đất tự nhiên 666,07 ha. Trong đó, đất phi nông nghiệp 312,69 ha chiếm 52,1% diện tích; diện tích còn lại là đất sản xuất nông nghiệp. Văn Đức nổi tiếng với vùng sản xuất rau an toàn. Dân số 8.016 người với 2.013 hộ, sống ở địa bàn 5 thôn.
Xã Văn Đức có tổng diện tích đất tự nhiên 666,07 ha. Trong đó, đất phi nông nghiệp 312,69 ha chiếm 52,1% diện tích; diện tích còn lại là đất sản xuất nông nghiệp. Văn Đức nổi tiếng với vùng sản xuất rau an toàn. Dân số 8.016 người với 2.013 hộ, sống ở địa bàn 5 thôn.
Phát biểu tại buổi lễ ông Trần Xuân Điệu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Văn Đức cho biết: Trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, nhiều năm qua nhất là từ khi có Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, xã Văn Đức đã tập trung triển khai huy động toàn dân tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới, kết quả đến năm 2015, xã được thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Bám sát chương trình số 12, ngày 10/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Gia Lâm về “Đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và đầu tư, xây dựng huyện Gia Lâm trở thành quận, giai đoạn 2020-2025”; Kế hoạch số 05 ngày 13/1/2022 của Ban chỉ đạo Chương trình đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và đầu tư, xây dựng huyện Gia Lâm trở thành quận giai đoạn 2020-2025, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân xã đã xây dựng và ban hành các Nghị quyết chuyên đề về đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới nâng cao gắn với tiêu chí thành lập phường.
Ủy ban nhân dân xã đã xây dựng kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên phụ trách các nhóm tiêu chí. Các thành viên xác định rõ mục tiêu yêu cầu, tiến độ hoàn thành các tiêu chí. Đồng thời, Ban chỉ đạo cũng đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong xã tham gia.
Kết quả đến hết năm 2022, xã đã cơ bản hoàn thành 19/19 tiêu chí, tổng kinh phí đầu tư xây dựng nông thôn mới từ năm 2011 đến 10/2022 là 350,33 tỷ đồng. Trong đó, nguồn từ ngân sách 330,6 tỷ đồng (thành phố 69,8 tỷ đồng, huyện 254,36 tỷ đồng, xã 6,4 tỷ đồng), nguồn vốn huy động 19,7 tỷ đồng.
Văn Đức nổi tiếng với vùng sản xuất rau an toàn. (Ảnh: VĂN ANH) |
Ngày 18/4/2023, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2277/QĐ-UBND về việc công nhận xã Văn Đức đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022.
Chia sẻ tại buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Văn Đức Trần Xuân Điệu cũng khẳng định: Việc đón nhận bằng công nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao là thành quả nỗ lực không ngừng của cán bộ và nhân dân xã Văn Đức trong thời gian vừa qua. Đồng thời cũng là động lực để Đảng bộ chính quyền và nhân dân xã Văn Đức tiếp tục phát huy tinh thần đại đoàn kết, tập trung đẩy mạnh phát phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với du lịch trải nghiệm nông nghiệp, du lịch tâm linh. Đẩy mạnh huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo hướng đô thị; quan tâm phát triển các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, củng cố nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị từ xã đến thôn. Tiếp tục duy trì nâng cao các tiêu chí đã đạt, hoàn thiện các tiêu chí cơ bản đạt, phấn đấu hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu gắn với các tiêu chí trở thành phường vào năm 2024.
3 huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh hoàn thiện hồ sơ huyện nông thôn mới nâng cao trong tháng 10/2023
Cũng tại buổi lễ, chính quyền và nhân dân xã Văn Đức cũng hân hoan đón nhận Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với hai cây sung và hai cây vối tại Khu Lăng mộ Chử Cù Vân.
Hai cây sung có chiều cao 17m, đường kính tán 19m và hai cây vối có chiều cao lần lượt là 15m và 12,5m, đường kính tán 16m và 9m đều trên 150 tuổi tại Lăng mộ Chử Cù Vân (thôn Chử Xá, xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam chính thức ban hành quyết định công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 3/10/2023.