Cán bộ xã Vân Tảo hướng dẫn người dân thực hiện các thủ tục trước khi nhận tiền giải phóng mặt bằng.

Thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Dân vận khéo"

Lựa chọn những cách làm phù hợp, nhân rộng những điển hình để tạo thành các phong trào thi đua rộng khắp, giúp cho các cơ quan, đơn vị thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao, đó là những kết quả rõ nét từ công tác dân vận tại Hà Nội thời gian qua và sẽ tiếp tục được đẩy mạnh hơn trong năm 2024.
Gần 7,5 triệu người lao động được chăm lo Tết

Gần 7,5 triệu người lao động được chăm lo Tết

Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trước thềm Tết Giáp Thìn đã có gần 7,5 triệu lượt đoàn viên, người lao động được thụ hưởng các họat động chăm lo của tổ chức Công đoàn, với tổng kinh phí hơn 4.241 tỷ đồng. Trong đó, nguồn xã hội hóa gần 1.800 tỷ đồng (chiếm 42,44%).
Cán bộ, người dân phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy giám sát việc lắp đặt camera an ninh trên địa bàn phường.

Bài 2: Nhiều cách làm sáng tạo trong huy động sức dân

Để gắn kết tình cảm cộng đồng tại các tổ dân phố, thôn, làng, nhiều năm qua, Mặt trận Tổ quốc các cấp thành phố Hà Nội bằng nhiều phương thức, hoạt động đã tập hợp nhân dân tham gia vào các công trình, phần việc tại địa phương, theo đúng phương châm "huy động sức dân để lo cho dân".
Công ty TNHH MTV nông lâm nghiệp thương mại dịch vụ Tài Nguyên, doanh nghiệp tư nhân luôn tích cực chung tay đóng góp nguồn lực cho Quỹ trồng cây xanh tỉnh Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi: 1 doanh nghiệp đóng góp gần 5 tỷ đồng cho Quỹ trồng cây xanh của tỉnh

Chiều 17/10, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi Hồ Trọng Phương cho biết, hưởng ứng lời kêu gọi của tỉnh, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông lâm nghiệp thương mại dịch vụ Tài Nguyên đã đóng góp gần 5 tỷ đồng cho Quỹ trồng cây xanh của tỉnh.
Giờ học tại Trường THCS Duy Tân, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. (Ảnh KHÁNH CHI)

Giữ vững vai trò trung tâm giáo dục và đào tạo chất lượng cao

Những năm qua, các địa phương vùng Ðông Nam Bộ triển khai nhiều chủ trương, chính sách phù hợp điều kiện thực tế, góp phần nâng cao chất lượng, khẳng định vai trò trung tâm giáo dục và đào tạo chất lượng cao của cả nước và khu vực. Tuy nhiên, để tiếp tục tiên phong trong thực hiện đổi mới, đáp ứng nhu cầu xã hội, giáo dục và đào tạo vùng Ðông Nam Bộ vẫn cần nhiều giải pháp mang tính đột phá.
Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), sáng 13/6. (Ảnh: LINH KHOA)

Sửa đổi luật để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho người dân

Nhất trí với những sửa đổi trong xây dựng dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) để khắc phục những hạn chế, giải quyết những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn, các đại biểu Quốc hội cũng góp ý nhiều nội dung quan trọng để hoàn thiện dự án Luật, trong đó nhấn mạnh yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho người dân theo hướng công bằng, chất lượng, hiệu quả, đúng với tinh thần “lấy người bệnh làm trung tâm”.

Quang cảnh buổi làm việc.

Hà Nội đa dạng các nguồn lực để phát triển giáo dục

Sáng 8/3, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về lộ trình cho học sinh trở lại học trực tiếp tại trường; tình hình công tác giáo dục, đào tạo của thành phố Hà Nội năm 2022 và những năm tiếp theo. Các đồng chí: Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo chủ trì buổi làm việc.