Trong bối cảnh 73% quần thể động thực vật hoang dã trên thế giới bị suy giảm, các hoạt động bảo tồn càng trở nên cấp bách, Agoda cùng WWF nỗ lực hỗ trợ bảo vệ các điểm đến và các loài động vật hoang dã của châu Á, bảo đảm thế hệ tương lai được khám phá thế giới với chi phí hợp lý mà vẫn góp phần bảo vệ vẻ đẹp thiên nhiên.
Năm 2023, Việt Nam ghi nhận 112 loài động, thực vật mới được phát hiện, nhiều loài trong số này cực kỳ quý hiếm, đang bị đe doạ tuyệt chủng do các hoạt động của con người.
Diễn đàn Nước thế giới (WWF) lần thứ 10 với chủ đề "Nước vì thịnh vượng chung" đang diễn ra tại Bali (Indonesia), quy tụ sự tham gia của khoảng 30 nghìn đại biểu. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu cùng dân số tăng nhanh đẩy thế giới trước cuộc khủng hoảng nước trầm trọng, diễn đàn tạo cơ hội để các quốc gia cùng nhau tìm giải pháp nhằm bảo vệ bền vững "huyết mạch" của nhân loại.
Agoda, nền tảng du lịch kỹ thuật số toàn cầu, cam kết mở rộng quan hệ hợp tác với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), từ đó mở rộng Chương trình Ưu đãi Sinh thái nhằm hỗ trợ 8 dự án bảo tồn trên khắp Đông Nam Á.
Kết quả điều tra bằng bẫy ảnh lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam do hợp phần Bảo tồn Đa dạng sinh học thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ cho thấy, nhiều loài động vật ăn thịt lớn như báo gấm, hổ, sói lửa đã không còn được nhìn thấy qua bẫy ảnh. Nhưng một thế giới hoang dã với nhiều loài thú khác vẫn được các bẫy ảnh ghi lại một cách tự nhiên.
Kết quả điều tra cho thấy rằng quần thể của nhiều loài động vật rừng quan trọng không được ghi nhận và có thể đã suy giảm do việc bẫy bắt vẫn phổ biến trên diện rộng.
WWF-Việt Nam vừa khởi động chiến dịch truyền thông “Giữ rừng nguyên vẹn - Tái hẹn sao la” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về nguy cơ tuyệt chủng của loài sao la và kêu gọi các hành động thiết thực để bảo vệ loài động vật nguy cấp này.
Việt Nam có khoảng 388 cá thể hổ nuôi nhốt trong các vườn thú, trung tâm cứu hộ, và các khu nuôi nhốt tư nhân. Và hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng Khung kế hoạch quản lý hổ nuôi nhốt.
WWF và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tập trung giải quyết những vấn đề về biến đổi khí hậu, bảo vệ và phục hồi đa dạng sinh học, đồng thời mang lại lợi ích cho các cộng đồng địa phương tại Trung Trường Sơn - một trong những khu vực có rừng nguyên sinh liền kề lớn nhất châu Á.
Ngày 12/8, nhân Ngày quốc tế Voi, WWF ra mắt Liên minh Bảo tồn Voi châu Á (AEA) với mục tiêu giảm thiểu tình trạng sinh cảnh của voi bị mất và thu hẹp, người và voi chung sống hài hòa, và quần thể voi hoang dã phát triển ổn định.
Kiểm soát luồng khách, xây dựng cơ sở lưu trú thân thiện với môi trường, phổ biến pháp luật bảo vệ thiên nhiên, là một số trong nhiều biện pháp được Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (WWF) Việt Nam đưa ra tại “Tọa đàm về thúc đẩy du lịch có trách nhiệm gắn với bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã”.
Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định phải bảo tồn, phát triển và quản lý các khu bảo tồn biển bảo đảm cân bằng sinh thái, đa dạng sinh học, phát triển kinh tế biển...
Tại tọa đàm cấp cao với đại biểu Quốc hội nhằm thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn động vật hoang dã, các chuyên gia đã đề cập những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình xử lý tội phạm liên quan động vật hoang dã, cũng như công tác tuyên truyền về bảo tồn, quản lý đông, thực vật hoang dã.
Theo báo cáo mới được công bố của Tổ chức quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), các quần thể động vật hoang dã trên thế giới đã giảm hơn 2/3 trong hơn 50 năm qua do rừng bị chặt phá và đại dương bị ô nhiễm.
Ngày 21/5, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) Na Uy tổ chức thả hàng chục nghìn con cá giống xuống sông Hương nhằm tái tạo nguồn lợi thuỷ sản. Đây là một hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5).
Ngày 18/2, WWF-Việt Nam ra thông cáo trong đó đánh giá cao các cam kết về đa dạng sinh học Việt Nam gần đây đã thể hiện trên các diễn đàn toàn cầu và sự kiên định trong nỗ lực đưa quốc gia phát triển theo hướng kinh tế tuần hoàn, trung hòa carbon, với nền nông nghiệp sinh thái thuận hòa với thiên nhiên.
Khu vực Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng hiện là nhà của 44 loài linh trưởng, trong đó 25 loài sinh sống tại Việt Nam. Thế nhưng, loài động vật tuyệt đẹp và độc đáo này lại đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa sinh tồn: sinh cảnh bị mất hoặc chia cắt, biến đổi khí hậu và săn bắt do nhu cầu tiêu thụ và buôn bán bất hợp pháp.
Theo báo cáo của WWF và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) công bố ngày 8/7, xung đột giữa người và động vật hoang dã là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sự sinh tồn lâu dài của một số loài mang tính biểu tượng trên thế giới.
Một nghiên cứu toàn cầu do Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) ủy quyền cho đơn vị Economist Intelligence Unit (EIU) thực hiện, cho thấy mối quan tâm của công chúng đối với thiên nhiên đã tăng lên rõ rệt (16%) trong năm năm qua và tiếp tục gia tăng trong đại dịch Covid-19.
Kể từ năm 1970, số lượng động vật hoang dã trên trái đất đã giảm tới 70%. Một nửa diện tích rừng nhiệt đới của thế giới đã mất đi và thập kỷ vừa rồi được ghi nhận là thập kỷ nóng nhất trong lịch sử. Tất cả những hậu quả đó đều xuất phát từ tác động của con người đối với thiên nhiên.
Ngày 22-10, HSBC Việt Nam cho biết vừa hợp tác với WWF-Việt Nam để thực hiện một dự án phục hồi rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau ở cực Nam của đất nước nhân kỷ niệm 150 năm ngân hàng HSBC có mặt tại Việt Nam..
Hành tinh chúng ta đang phát tín hiệu đỏ, cảnh báo lỗi hệ thống. Từ các loài cá ở đại dương và sông ngòi đến loài ong vốn có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, sự suy giảm ở động vật hoang dã ảnh hưởng trực tiếp đến dinh dưỡng, an ninh lương thực và sinh kế của hàng tỷ người”, Tổng giám đốc Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) cảnh báo khi công bố Báo cáo Sức sống hành tinh 2020 ngày 10-9.