Cán bộ Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đến thăm, chúc Tết, tặng quà đồng bào dân tộc thiểu số.

Để đồng bào có những ngày Tết đầm ấm, đủ đầy

Mỗi dịp Tết đến, xuân về, cùng với các cấp, ngành, địa phương, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang nói chung, Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc nói riêng đều phối hợp triển khai nhiều chương trình, mô hình cụ thể, thiết thực hướng về đồng bào khó khăn nơi biên giới, để nhân dân được đón Tết vui tươi, đầm ấm, đủ đầy và hạnh phúc hơn.
Sắp xếp dân cư ổn định giúp huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam hoàn thiện nhiều tiêu chí nông thôn mới.

Xuân về trên miền nông thôn mới vùng biên

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, những năm qua, tỉnh Quảng Nam ưu tiên nguồn lực, đưa ra nhiều giải pháp và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển nông nghiệp, tạo sinh kế cho người dân. Tết đang đến, vùng nông thôn mới nơi đây đang thay đổi từng ngày, người dân náo nức đón Xuân về...
Đại tá Đỗ Quang Thấm, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk tham gia gói bánh chưng tại chương trình tặng nhân dân biên giới đón Tết.

Mang Tết sớm đến với người nghèo vùng biên giới Đắk Lắk

Hàng trăm phần quà ý nghĩa được cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk và các đơn vị đồng hành, tài trợ đã trao đến tận tay các gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở xã biên giới Ia Lốp, huyện Ea Súp, một trong bốn xã biên giới còn khó khăn nhất hiện nay của tỉnh Đắk Lắk, góp phần giúp nhân dân vui Xuân, đón Tết đầm ấm.
Cán bộ, chiến sĩ Ðoàn Kinh tế-Quốc phòng 207 thăm hỏi người có uy tín vùng biên giới huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.

Đồng hành cùng người dân miền biên cương

Bám biên giới, đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền, nhân dân các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Ðoàn Kinh tế-Quốc phòng 207 (Quân khu 5) góp phần từng bước giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, củng cố vành đai biên giới trong thế trận quốc phòng toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Chị Rơ Mah An, Chi hội trưởng nông dân thôn Làng Ba, xã Ia Pnôn (huyện Ðức Cơ, tỉnh Gia Lai) cùng các hội viên chia sẻ kinh nghiệm sản xuất.

Giúp người dân vùng biên giới phía bắc Tây Nguyên làm kinh tế

Những năm qua, các huyện vùng biên giới ở tỉnh Gia Lai, Kon Tum đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho người dân. Chính sách hỗ trợ tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp phù hợp đã giúp nhân dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Ðây cũng chính là nền tảng quan trọng giúp các địa phương thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo.
Một góc huyện biên giới Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

Đổi thay ở vùng biên giới Gia Lai

Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm đầu tư xây dựng của Ðảng, Nhà nước, sự cố gắng của cấp ủy, chính quyền và bà con địa phương, vùng biên giới Gia Lai đang đổi thay từng ngày. Cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm) được xây dựng cơ bản, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo…, góp phần đưa vùng phên giậu của Tổ quốc phát triển mạnh cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Lễ khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Sam Quảng, xã Mường Lèo, huyện Sốp, tỉnh Sơn La.

Mở lớp xóa mù chữ cho đồng bào H’Mông vùng biên giới

NDO - Vừa qua, Đồn Biên phòng Mường Lèo, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đã khai giảng lớp xóa mù chữ cho các học viên là đồng bào dân tộc H’Mông tại bản Sam Quảng, xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.
Đồng chí Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội làm việc với lãnh đạo huyện Tràng Định (Lạng Sơn).

Lạng Sơn: Phát triển kinh tế-xã hội thôn bản, xã đặc biệt khó khăn, vùng biên giới

Ngày 25/7, Đoàn giám sát của Quốc hội do Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội làm trưởng đoàn đã làm việc với Ủy ban nhân dân huyện Tràng Định (Lạng Sơn) về việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia ở địa phương.
Đại diện Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 778 (Quân khu 7) trao quà tặng phật tử chùa Huệ Năng, thôn Bù Bưng, xã Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.

Niềm vui của người dân nơi biên giới

“Hiện nay, hầu hết những người S’tiêng sinh sống nơi đây có nhà ở, có việc làm, có điện sinh hoạt, có nước sạch, có trường học để các con đến lớp. Riêng gia đình tôi, hai vợ chồng được vào làm công nhân cạo mủ cao-su mỗi tháng thu nhập hơn 16 triệu đồng”, ông Điểu Dũng, ở Tiểu khu 119, thôn Hai Căn, xã Phú Nghĩa, huyện biên giới Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, tâm sự.
Cơ sở sản xuất khô Ba Khía ở xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) giúp nhiều người có việc làm, thu nhập. (Ảnh: HỮU NGHĨA)

Phát triển kinh tế-xã hội vùng biên giới Tây Nam Bộ

Vùng Tây Nam Bộ có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Các địa phương trong vùng gồm: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An đều có diện tích khá lớn, có đường biên giới giáp nước bạn Campuchia khá dài. Tập trung phát triển kinh tế-xã hội, ổn định đời sống người dân, xây dựng vùng biên giới hòa bình, hợp tác, hữu nghị là giải pháp căn cơ góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh quốc gia.
Đại diện lãnh đạo Bộ Ngoại giao hai nước, lãnh đạo hai tỉnh Điện Biên, Phong Sa Ly cắt băng khai trương lối mở Nậm Đích-Huổi Hịa.

Khai trương lối mở Nậm Đích-Huổi Hịa trên biên giới Việt-Lào

Ngày 15/5, trong không khí hòa bình, hữu nghị đặc biệt và thắm tình đoàn kết, tại khu vực mốc 65 thuộc xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên (Việt Nam) và Cụm bản Hua Mức, huyện Mường Mày, tỉnh Phong Sa Ly (Lào), chính quyền hai tỉnh Điện Biên và Phong Sa Ly phối hợp tổ chức khai trương lối mở Nậm Đích (Việt Nam) - Huổi Hịa (Lào).
Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh với các hoạt động hướng về biên giới tại tỉnh Đắk Nông.

Nhiều hoạt động ý nghĩa từ Quỹ "Vì biển đảo quê hương - Vì tuyến đầu Tổ quốc"

Trải qua gần 14 năm hoạt động, Quỹ "Vì biển đảo quê hương - Vì tuyến đầu Tổ quốc" do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh triển khai đã tổ chức nhiều hoạt động chăm lo với nhiều công trình thiết thực, ý nghĩa, gắn với đời sống, sinh hoạt hằng ngày của cán bộ, chiến sĩ tại các vùng biên giới, biển, đảo.
Những "cột mốc sống" trên vùng biên giới

Những "cột mốc sống" trên vùng biên giới

Theo chủ trương, tiếng gọi của Đảng, 52 năm trước, hàng trăm gia đình dân tộc Hà Nhì ở Mường Tè (tỉnh Lai Châu ngày nay) đã rời quê đến định cư gần biên giới Sín Thầu, huyện Mường Nhé (Điện Biên). Thời gian lặng lẽ trôi, lớp người Hà Nhì xưa đi lập bản đã cùng cộng đồng người H’Mông, người Dao, người Thái… xây dựng bản mới ấm no, chung sức bảo vệ mốc giới vẹn toàn, bình yên.Tác giả: LÊ LANGiọng đọc: Hạnh Hoa
Trao học bổng và xe đạp cho học sinh vượt khó học tốt vùng nông thôn Sóc Trăng.

Chăm lo Tết cho người nghèo, gia đình chính sách, dân tộc thiểu số vùng biên giới biển Sóc Trăng

Ngày 20/1, Ban Chỉ đạo Tết quân-dân tỉnh Sóc Trăng tổ chức 2 đoàn công tác đến thăm, tặng 450 phần quà; 6 căn nhà “Đại đoàn kết” cho gia đình chính sách, hộ nghèo; tặng 40 xe đạp, 120 suất học bổng cho các học sinh vượt khó, học giỏi... với tổng số tiền gần 800 triệu đồng.