Những bức ảnh đen trắng như dòng hồi tưởng sinh động về một quãng đời của người nghệ sĩ Văn Cao tài hoa mà bình dị gần gũi. Nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán đã ghi lại các khoảnh khắc trong cuộc đời của người nhạc sĩ bằng những tấm ảnh rất chân thực, xúc động bên gia đình và bạn bè.
"Hành trình sáng tác của Văn Cao cho thấy trong ông, cách mạng và cách mạng văn nghệ luôn là hai nửa không thể tách rời của một cuộc đời sáng tạo". Đó là chia sẻ của PGS, TS Phạm Xuân Thạch (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) về một góc nhìn khác chung quanh các sáng tác văn học của Văn Cao.
“ Tài năng Văn Cao hiện rõ trong thơ, nhạc, họa nhưng so với nhạc và họa, thơ là lãnh địa thể hiện rõ nhất bản ngã Văn Cao ”. Đó là nhận định của PGS, TS Nguyễn Đăng Điệp trong bài viết “Tư tưởng là cốt tủy của thi ca” khi ông phân tích và cảm một cách sâu sắc để thấu hiểu tư tưởng mà Văn Cao gửi gắm vào thơ.
“Đơn giản nhưng uyên sâu”, “lối phối màu độc đáo” và “ sáng tạo mang tính khai phá”… là đánh giá chung của các nhà chuyên môn khi thưởng thức bộ sưu tập 200 tác phẩm minh họa sách, báo và tranh sơn dầu của Văn Cao trong Triển lãm diễn ra sáng 8/11, tại Báo Nhân Dân.
Phân tích từng thành tố tạo nên các tác phẩm âm nhạc bất hủ của Văn Cao, nhận định nhạc của ông giàu chất văn thơ và tính hội họa, nhà lý luận, phê bình Nguyễn Thị Minh Châu đã làm rõ một Văn Cao là tượng đài của người thơ - người họa - người nhạc trong lịch sử văn học, nghệ thuật Việt Nam thế kỷ XX.
Dù tự nhận mình là “người ngoại đạo”, song với bề dày nghiên cứu văn học, nghệ thuật, PGS, TS Phan Trọng Thưởng đã chia sẻ một cách đánh giá về sự nghiệp và di sản của Văn Cao dưới ánh sáng của Đổi mới trong bài viết “Nhân 100 năm Ngày sinh Văn Cao, nghĩ về số phận của các tác phẩm đỉnh cao”.
Tuy học nhạc phương Tây nhưng Văn Cao ít chịu ảnh hưởng của âm nhạc lãng mạn Pháp mà hướng giai điệu các bài hát của mình gần với âm nhạc dân tộc, màu sắc ngũ cung… PGS, TS Đỗ Hồng Quân đã nhận định như vậy trong bài viết “Từ Buồn tàn thu đến Mùa xuân đầu tiên: Cuộc hành trình của một tài năng lớn”.
Tại Hội thảo khoa học với chủ đề “Thế giới Nhạc, Họa, Thơ của Văn Cao” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của ông (15/11/1923-15/11/2023), Giáo sư Phong Lê với bề dày nghiên cứu của mình đã đưa ra những nhận định sâu sắc về sự nghiệp sáng tác của Văn Cao, đặc biệt ở lĩnh vực âm nhạc và văn học, cũng như những đóng góp to lớn của ông đối với đất nước.
Sáng 8/11, Báo Nhân Dân phối hợp với Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương và Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thế giới Nhạc, Họa, Thơ của Văn Cao” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của ông (15/11/1923-15/11/2023).
Sáng 8/11, Báo Nhân Dân phối hợp với Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương và Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thế giới Nhạc, Họa, Thơ của Văn Cao” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của ông (15/11/1923-15/11/2023).
Từ khi còn rất trẻ, nhà thơ Thanh Thảo đã cùng với hai nhà thơ-nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha và Nguyễn Trọng Tạo được nhạc sĩ Văn Cao mời biên tập bản thảo thơ của ông. Những kỷ niệm về người bạn thơ vong niên và người anh lớn Văn Cao, cùng những cuộc gặp gỡ, trò chuyện với nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng khác được nhà thơ Thanh Thảo kể lại trong bài viết "Văn Cao trong tôi".
Buổi trò chuyện nhỏ và ấm áp giữa các nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ nhân sự kiện 100 năm Ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao diễn ra vào chiều 6/11 tại trụ sở tòa soạn Báo Nhân Dân, 71 Hàng Trống, Hà Nội đã khơi gợi những dòng ký ức đẹp về người nghệ sĩ tài danh bậc nhất của Việt Nam.
Những bìa sách, tranh minh họa trên các báo do nhạc sĩ Văn Cao chính tay vẽ, những câu chuyện, những hồi ức về nhạc sĩ Văn Cao… tất cả sẽ được “kể lại” trong chuỗi hoạt động nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao do Báo Nhân Dân phối hợp với Hội đồng Lý luận Văn học nghệ thuật Trung ương tổ chức, dự kiến diễn ra vào các ngày 6 và 8/11.
Nằm sâu trong con hẻm nhỏ ở thôn 2 làng cổ Bát Tràng, căn nhà của cụ Vương Văn Tịch từng được chọn làm cơ sở bí mật cho nhà in Phan Chu Trinh. Đây là nơi mà nhạc sĩ Văn Cao đã tự tay in bài hát Tiến quân ca trên trang Văn nghệ của tờ báo Độc Lập vào tháng 11/1944.
"Đàn chim Việt" - Chương trình nghệ thuật quy mô lớn về Văn Cao, nhạc sĩ tài hoa của dân tộc diễn ra tối 20/8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã để lại nhiều ấn tượng và cảm xúc cho người nghe.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật "Đàn chim Việt” kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Nhạc sĩ Văn Cao, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao (15/11/1923 - 15/11/2023) không chỉ là dịp “ôn cố”, mà còn “tri tân”. Đó là từ tấm gương lao động nghệ thuật của tác giả “Quốc ca” Việt Nam cũng như những văn nghệ sĩ tiêu biểu, nhìn về tình yêu, lý tưởng, tinh thần sáng tạo, đóng góp cho đất nước, nhân dân của văn nghệ sĩ hôm nay. PGS, TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam chia sẻ với Thời Nay chung quanh vấn đề này.
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao (1923-2023) - tác giả của Quốc ca Việt Nam cùng hàng trăm tác phẩm giá trị khác, một chương trình nghệ thuật đặc biệt sẽ được tổ chức để tôn vinh tài năng của người nghệ sĩ lớn. Chương trình mang tên “Đàn chim Việt”, diễn ra lúc 20 giờ ngày 20/8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.