Hưởng ứng sáng kiến của Tổng thống Cộng hòa Namibia Nangolo Mbumba và Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức Olaf Scholz, ngày 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thông điệp ghi hình tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, được tổ chức trực tuyến ngay trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai của Liên hợp quốc (22-23/9). Báo Nhân Dân xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng này:
Trong hai ngày 28-29/5, chương trình Diễn đàn ACCA châu Á-Thái Bình Dương tập trung thảo luận chuyên sâu vào các chủ đề nóng như tài chính bền vững và tích hợp ESG (môi trường, xã hội, quản trị), chuyển đổi số trong ngành tài chính và các phát triển về quy định, phản ánh những xu hướng và thách thức cấp thiết nhất trong khu vực.
Trên toàn cầu, nhiều quốc gia đang thúc đẩy hệ thống phân loại xanh để chuyển đổi tài chính sang mô hình bền vững, phân biệt tài sản thành ba loại: tài sản xanh, tài sản đang chuyển đổi và mức độ xanh mong muốn khi đầu tư vào các dự án. Đây là nỗ lực của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong việc tìm ra giải pháp khắc phục những rủi ro từ các vấn đề môi trường và khí hậu.
Để thúc đẩy hành trình xanh hóa nền kinh tế, tài chính xanh là một phương thức đặc biệt mà các quốc gia trên thế giới đều coi trọng. Tại Việt Nam, tài chính xanh là hướng đi cần thiết trong việc triển khai chiến lược tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu và đã đạt được những kết quả quan trọng ban đầu.
Sáng 11/4, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VBCSD-VCCI) và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp tổ chức Hội thảo doanh nghiệp về chuyển đổi xanh, tài chính xanh hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (net-zero) vào năm 2050.
Là một quốc gia đang phát triển với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng, đồng thời phải đối mặt với những áp lực lớn từ thiên tai, ô nhiễm môi trường (không khí, nguồn nước) và biến đổi khí hậu, Việt Nam cần lượng vốn lớn đầu tư vào các lĩnh vực xanh, như: năng lượng tái tạo, chuyển đổi năng lượng, xử lý chất thải…
Trong thời gian qua, Việt Nam đã bắt đầu quan tâm, triển khai các kế hoạch hành động nhằm khởi động và phát triển tài chính xanh và đạt được những thành tựu nhất định.
Ngày 6/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Sài Gòn giải phóng tổ chức hội thảo “Tài chính xanh và thị trường tín chỉ carbon”. Hội thảo có sự tham gia của nhiều đại biểu từ cơ quan tham vấn chính sách, các chuyên gia, đại diện các tổ chức tài chính, các hiệp hội doanh nghiệp của Việt Nam và quốc tế cùng hơn 150 doanh nghiệp trong các lĩnh vực dệt may, thủy sản, da giày, thép, gỗ, ô-tô, dịch vụ thương mại.
Trong khuôn khổ Chương trình công tác tại Bỉ và Luxembourg, ngày 6/7/2023, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc dẫn đầu Đoàn công tác Bộ Tài chính đã thăm, làm việc tại Sở Giao dịch chứng khoán Luxembourg, chủ trì Hội nghị bàn tròn về kết nối thị trường vốn với chủ đề “Kết nối Việt Nam-Luxembourg xây dựng thị trường vốn xanh”.
Kinh tế tuần hoàn có thể đem lại nhiều cơ hội theo đuổi đa dạng hóa kinh tế và tiếp cận các thị trường có giá trị cao hơn. Khi có cơ chế thử nghiệm, nhà đầu tư, doanh nghiệp sẽ yên tâm triển khai các ý tưởng, sáng kiến kinh tế tuần hoàn, đóng góp vào quá trình chuyển đổi xanh, phục hồi xanh.
Sáng 4/5, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Đại Công quốc Luxembourg Xavier Bettel, được sự ủy quyền của lãnh đạo Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng Doanh nghiệp vừa và nhỏ và Du lịch Lex Delles đã thực hiện ký kết Nghị định thư thứ hai sửa đổi Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Luxembourg; Thỏa thuận Đối tác chiến lược về tài chính xanh giữa Bộ Tài chính hai nước.
Chiều 25/11, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã phối hợp tổ chức Hội nghị quốc tế “Tăng cường hợp tác với các Quỹ Đầu tư nhằm huy động tài chính xanh phục vụ tăng trưởng bền vững và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước”.
Tại phiên thảo luận cấp cao với chủ đề “Đưa nền kinh tế trở lại đúng quỹ đạo và giải quyết các thách thức cấp bách toàn cầu” trong khuôn khổ Khóa họp cấp cao lần thứ 72 Ủy ban Thương mại và Phát triển, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) vừa diễn ra tại Geneva (Thụy Sĩ), Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện Việt Nam tại Geneva đã chia sẻ tầm nhìn của Việt Nam trong việc chung tay cùng thế giới ứng phó các thách thức toàn cầu.
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Thụy Sĩ, đoàn công tác của Bộ Tài chính do Bộ trưởng Hồ Đức Phớc dẫn đầu ngày 14/7 đã có buổi làm việc với Tổng Thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) Rebeca Grynspan, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweal và tổ chức Hội nghị Đối thoại với các nhà đầu tư Thụy Sĩ.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Chính phủ Vương quốc Anh mới đây đã ký kết biên bản ghi nhớ để xây dựng quỹ tín thác trị giá 107 triệu bảng Anh (khoảng 134 triệu USD) nhằm hỗ trợ những nỗ lực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong việc mở rộng quy mô tài chính xanh và chuyển sang phát triển phát thải thấp, chống chịu với khí hậu.
Một nghiên cứu của tổ chức TheCityUK (Vương quốc Anh) và ngân hàng BNP Paribas (Pháp) cho biết, tài chính xanh toàn cầu - nguồn tài chính nhằm vào các dự án thân thiện với môi trường trên khắp thế giới, đã tăng hơn 100 lần trong thập kỷ vừa qua.