Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 14/11 cho biết, số ca mắc bệnh sởi đã tăng 20% vào năm ngoái, do phạm vi tiêm chủng "không đầy đủ" trên toàn cầu, nhất là ở các nước nghèo và những nước đang xảy ra xung đột.
Trong tuần 44 (từ 28/10-3/11), số ca mắc sởi ghi nhận tại Thành phố Hồ Chí Minh có dấu hiệu gia tăng ở nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi và nhóm từ 11 tuổi trở lên; số ca mắc mới ở nhóm trẻ từ 1-5 tuổi vẫn chưa giảm. Trước diễn biến này, Sở Y tế Thành phố cho biết đã bổ sung thêm 2 nhóm đối tượng tiêm chủng vaccine sởi.
90% người mắc bệnh sởi được chuyển đến từ tỉnh, thành phố khác là thực trạng tại Khoa Nhiễm-Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi trẻ từ 1 đến 10 tuổi mắc bệnh sởi tại Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu giảm thì số ca mắc tại các tỉnh lân cận đến Thành phố Hồ Chí Minh khám lại tăng mạnh.
Ngày 16/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp bệnh nhân tử vong do mắc bệnh dại tại huyện Cư M’gar. Đây là trường hợp tử vong thứ sáu do bệnh dại tính từ đầu năm đến nay.
Vaccine zona thần kinh (giời leo) có hiệu quả phòng bệnh lên đến 97%, giảm biến chứng đau thần kinh sau zona và các biến chứng nguy hiểm khác với hiệu quả cao lên đến hơn 90%.
Nhằm bảo đảm không để dịch bệnh ho gà bùng phát, hạn chế tối đa trường hợp mắc mới và tử vong, Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các đơn vị trực thuộc khẩn trương triển khai các giải pháp phòng, chống.
Ngày 17/7, Bệnh viện Sản-Nhi Ninh Bình tổ chức lớp tập huấn “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu theo Quyết định số 2957/QĐ-BYT ngày 10/7/2020 của Bộ Y tế” cho 225 học viên là đội ngũ cán bộ y tế của đơn vị, Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện đa khoa các huyện Nho Quan, Kim Sơn, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Bệnh bạch hầu ở trẻ em có xu hướng xuất hiện theo mùa, khoảng tháng 8 đến tháng 10 hằng năm. Bác sĩ khuyến cáo, ngay cả khi trẻ được chữa khỏi bệnh bạch hầu vẫn cần theo dõi sát sao trẻ vì biến chứng vẫn có thể xảy ra.
Việt Nam hiện triển khai tiêm 5 liều vaccine chứa thành phần bạch hầu cho trẻ từ 2 tháng tuổi. Lịch tiêm này hoàn toàn phù hợp theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 2 trường hợp mắc bệnh viêm não Nhật Bản. Ngành Y tế tỉnhĐắk Lắk đã và đang tăng cường triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh viêm não Nhật Bản, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
Nếu sản phụ mắc cúm ở giai đoạn 3 tháng đầu, virus cúm không chỉ khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, mà khi mẹ sốt cao kết hợp với độc tính của virus cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Do đó, tiêm phòng cúm trước khi mang thai là biện pháp bảo vệ sức khỏe toàn diện cho cả mẹ bầu và em bé.
Bệnh ho gà có thể dẫn đến những biến chứng như: suy hô hấp, viêm phổi, thiếu ôxy não, viêm não, xuất huyết kết mạc, thậm chí dẫn đến ngừng thở và gây tử vong.
Từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình nhiều dịch bệnh như sởi, rubella, ho gà, thủy đậu diễn biến rất phức tạp. Chưa tiêm vaccine hoặc tiêm vaccine không đầy đủ, không chủ động phòng bệnh trong thời tiết giao mùa là những nguyên nhân khiến các bệnh này gia tăng gần đây.
Thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch bệnh truyền nhiễm lây lan, trong đó có thủy đậu. Thời gian gần đây ghi nhận gia tăng ca mắc thủy đậu, trong đó có những ca gặp biến chứng nặng nề.
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Bình, sau hơn 3 năm không ghi nhận ca mắc bệnh ho gà, từ tháng 2/2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã ghi nhận 4 trường hợp dương tính với vi khuẩn ho gà (tại xã Xích Thổ, huyện Nho Quan với 3 trường hợp; xã Yên Mỹ, huyện Yên Mô 1 trường hợp).
Để chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine, Cục Y tế (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường hoạt động giám sát, xét nghiệm, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, xử lý ổ dịch kịp thời, tăng cường tiêm vaccine phòng bệnh.
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, bệnh dại trên người hoàn toàn có thể điều trị dự phòng bằng vaccine hay huyết thanh kháng dại.
Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 4 trường hợp tử vong do bệnh dại, trong đó 3 trường hợp trên địa bàn huyện Krông Pắc và 1 trường hợp trên địa bàn huyện Krông Búk. Các trường hợp tử vong đều không tiêm vaccine phòng bệnh dại sau khi bị chó cắn, mèo cào.
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vừa có văn bản đề nghị Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật 63 tỉnh, thành phố triển khai tiêm hoạt động chủng thường xuyên và tiêm bù mũi cho những trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ trong thời gian thiếu cung ứng một số vaccine.
Bệnh bạch hầu quay trở lại một số tỉnh vùng núi phía bắc, trong đó đã có trường hợp tử vong. Làm gì để phòng bệnh bạch hầu là điều mà nhiều người dân quan tâm hiện nay?
Rối loạn chuyển hóa axít béo là 1 trong 2 phổ của rối loạn chuyển hóa bẩm sinh ở trẻ. Đây là nguyên nhân dẫn đến một trẻ sơ sinh tại Vĩnh Phúc tử vong sau tiêm vaccine viêm gan B.
Để phòng bệnh hiệu quả nhất cần tiêm vaccine cúm mùa mỗi năm một lần và vào thời điểm trước khi mùa bệnh cúm bắt đầu cũng như cần tiêm đúng vaccine theo mùa đã được WHO khuyến cáo.
Đó là khuyến cáo được các chuyên gia đưa ra tại tọa đàm "Tiêm chủng vaccine an toàn và nâng cao nhận thức cộng đồng" do Báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Trung tâm tiêm chủng VNVC tổ chức ngày 10/7.
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh thông tin, sau hơn 1 tháng kích hoạt chiến dịch “Bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ” (từ 19/4 đến 31/5), Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành rà soát và lập danh sách cho 165.645 người thuộc nhóm người nguy cơ (người trên 50 tuổi, người có bệnh nền), nâng tổng số người nguy cơ đang được quản lý đến thời điểm hiện tại là 1.071.452 người.
Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá vaccine là một trong những câu chuyện thành công đáng chú ý nhất của nhân loại, giúp loại bỏ được bệnh tật và cứu sống rất nhiều người.
Ngày 15/5, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Bình cho biết, dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò đã xảy ra tại 2 huyện Quảng Trạch và Tuyên Hóa. Tiến độ tiêm vaccine viêm da nổi cục đợt 1 năm 2023 trên địa bàn tỉnh chậm và chỉ bằng 1,7% so với kế hoạch.
Chiều 10/5, Giám đốc Bệnh viện Nhi Thanh Hóa ông Lê Đăng Khoa cho biết: Hiện, các y, bác sĩ chăm sóc tối đa 5 bệnh nhân nhi, theo dõi, điều trị triệu chứng cho 2 bệnh nhân nhi còn sốt nhẹ. Qua thăm khám, hiện sức khỏe của cả 5 trẻ em ổn định và các y, bác sĩ tiếp tục theo dõi sức khỏe, chăm sóc các bệnh nhân nhi.